Tất cả những điều cần biết về hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp khi hợp tác để cùng nhau kinh doanh sẽ luôn cần có bản hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vậy bản hợp đồng này quy định như thế nào? Văn bản mẫu và những điều bạn cần biết về hợp đồng này sẽ trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm khi cùng tham gia hợp tác làm việc mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Bên cạnh đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Những ưu điểm và tính hạn chế của hợp đồng kinh doanh
Ưu điểm:
Hình thức đầu tư theo hợp đồng có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong việc thành lập pháp nhân mới và chi phí vận hành doanh nghiệp sau khi nó được thành lập.
Các nhà đầu tư có thể chủ động làm việc của mình như thỏa thuận phân chia mà không phụ thuộc vào các đối tác còn lại.
Các nhà đầu tư có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Các nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập và ít khi bị lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư.
Hạn chế:
Các dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Do pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng nên vẫn còn nhiều rào cản trong quá trình làm việc.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chính:
Có 3 hình thức hợp tác kinh doanh:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế
Mẫu văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
Số:…….. /HĐHTKD
– Căn cứ Luật Thương mại năm 2005 và các Văn bản liên quan;
– Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên.
Hôm nay ngày tháng.. năm….. Tại……………………. (địa điểm ký kết).
Chúng tôi gồm có:
Bên A:
– Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp):………………………………………….
– Địa chỉ:………………………………………………………………………………
– Điện thoại:………………………………………………………………………….
– Tài khoản số:……………… Mở tại ngân hàng:……………………………
– Đại diện là Ông (Bà):……………………….. Chức vụ:……………………
– Giấy ủy quyền số:…………………….. (nếu có).
Viết ngày. tháng.. năm……. Do ………………….. chức vụ:…………….. ký (nếu có).
Bên B:
– Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp):………………………………………….
– Địa chỉ:………………………………………………………………………………
– Điện thoại:………………………………………………………………………….
– Tài khoản số:……………… Mở tại ngân hàng:……………………………
– Đại diện là Ông (Bà):……………………….. Chức vụ:……………………
– Giấy ủy quyền số:…………………….. (nếu có).
Viết ngày. tháng.. năm……. Do ………………….. chức vụ:…………….. ký (nếu có).
Bên C:
– Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp):………………………………………….
– Địa chỉ:………………………………………………………………………………
– Điện thoại:………………………………………………………………………….
– Tài khoản số:……………… Mở tại ngân hàng:……………………………
– Đại diện là Ông (Bà):……………………….. Chức vụ:……………………
– Giấy ủy quyền số:…………………….. (nếu có).
Viết ngày. tháng.. năm……. Do ………………….. chức vụ:…………….. ký (nếu có).
Bên D:
– Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp):………………………………………….
– Địa chỉ:………………………………………………………………………………
– Điện thoại:………………………………………………………………………….
– Tài khoản số:……………… Mở tại ngân hàng:……………………………
– Đại diện là Ông (Bà):……………………….. Chức vụ:……………………
– Giấy ủy quyền số:…………………….. (nếu có).
Viết ngày. tháng.. năm……. Do ………………….. chức vụ:…………….. ký (nếu có).
Các bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung các hoạt động kinh doanh
(Có thể hợp tác trong sản xuất hàng hoá, xây dựng một công trình thu mua chế biến một hoặc một số loại sản phẩm, tiến hành một hoạt động dịch vụ v.v…).
Điều 2: Danh mục, số lượng, chất lượng thiết bị, vật tư chủ yếu cần cho hoạt động kinh doanh và nguồn cung cấp thiếtbị vật tư.
(Có thể lập bảng chiết tính theo các mục trên)
Điều 3: Quy cách, số lượng, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ
1. Quy cách sản phẩm
– Hình dáng kích thước…………………
– Màu sắc…………………………………..
– Bao bì……………………………………..
– Ký mã hiệu………………………………
– ………………………………………………
– ………………………………………………
2. Số lượng sản phẩm
– Số lượng sản phẩm trong năm sẽ sản xuất là…………………………..
– Trong các quý……………………………………………………………………..
– Trong từng tháng của quý……………………………………………………..
3. Chất lượng sản phẩm
Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng như sau………………………
(Dựa theo tiêu chuẩn, theo mẫu, theo hàm lượng chất chủ yếu, theo tài liệu kỹ thuật v.v…).
4. Thị trường tiêu thụ
a/ Các thị trường phải cung ứng theo chỉ tiêu pháp lệnh:
– Địa chỉ…………………………. Dự kiến số lượng…………………………..
– …………………………………………………………………………………………
– …………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
b/ Các thị trường khác đã có đơn đặt hàng
– Địa chỉ…………………………. Dự kiến số lượng…………………………..
– …………………………………………………………………………………………
– …………………………………………………………………………………………
c/ Các thị trường có thể bán lẻ
– Địa chỉ…………………………. Dự kiến số lượng…………………………..
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên hợp doanh
1. Bên A
a/ Có các nghĩa vụ sau: (Theo trách nhiệm đã phân công)
b/ Các quyền lợi:
2. Bên B: (Ghi rõ quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận).
3. Bên C:
v.v…
Điều 5: Phương thức xác định kết quả kinh doanh và phân chia kết quả kinh doanh
1. Phương thức xác định kết quả kinh doanh
a. Dựa vào lợi nhuận do bán sản phẩm (hoặc các công trình hoàn thành được bên chủ đầu tư thanh toán) .
b. dựa vào các nguồn thu nhập khác (nếu có)
(Thu nhập này có thể là lãi, có thể là lỗ)
2. Phương thức phân chia kết quả kinh doanh
a. Các bên được chia lợi nhuận hoặc lỗ và rủi ro theo tỷ lệ tương ứng với phần trách nhiệm trong hợp doanh.
b. Tỷ lệ phân chia cụ thể được thỏa thuận trên cơ sở phần công việc được giao như sau:
– Bên A là……. % kết quả
– Bên B là……. %
– Bên C là……. %
– v.v…
Điều 6: Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng
1. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ hợp đồng không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt… % tổng trị giá vốn mà bên đó có trách nhiệm đóng (có thể xác định một khoản tiền cụ thể).
2. Ngoài tiền phạt vi phạm hợp đồng, bên vi phạm còn phải bồi thường những mất mát hư hỏng tài sản, phải trả những chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra, các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà các bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba (ngoài hợp doanh) là hậu quả trực tiếp của vi phạm này gây ra.
3. Các bên vi phạm nghĩa vụ trách nhiệm đã quy định trong Điều 4 sẽ bị buộc phải thực hiện đầy đủ những quy định đó, nếu cố tình không thực hiện sẽ bị khấu trừ vào lợi nhuận, nếu nghiêm trọng có thể bị khấu trừ cả vào vốn góp (Tùy theo tính chất mức độ vi phạm cụ thể mà các bên sẽ họp quyết định mức phạt cụ thể vào biên bản).
Điều 7: Thủ tục giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).
2. Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tới Tòa án………………………………… là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết.
3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí Tòa án do bên có lỗi chịu.
Điều 8: Trường hợp cần sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
1. Trường hợp cần sử đổi hợp đồng
– Khi quyền lợi của một bên nào đó bị thiệt thòi do phân chia lợi nhuận không chính xác và công bằng, cần xác định lại phương thức phân chia kết quả.
– Phân công nghĩa vụ trách nhiệm chưa sát hợp với khả năng thực tế của một trong các bên.
– Khi cần thay đổi quy cách, chất lượng cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, hoặc thay đổi mẫu mã hàng hóa, thay đổi mặt hàng kinh doanh, v.v…
– Khi cần thay đổi số lượng vốn góp của một trong các bên.
2. Trường hợp cần chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
– Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ các hoạt động ghi trong hợp đồng này (do hoạt động trong hợp đồng vi phạm pháp luật).
– Khi gặp rủi ro (cháy, nổ, lụt…) làm cho một hoặc nhiều bên mất khả năng hoat động.
– Khi làm ăn thua lỗ trong tháng liên tiếp dẫn tới vỡ nợ hoặc mất khả năng thanh toán.
– ………………………………..
– ………………………………..
3. Các bên phải tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn, xác định trách nhiệm tiếp theo của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng vào biên bản và phải thực hiện triệt để phần trách nhiệm của mình.
Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
Điều 10: Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày….. Đến ngày…………
Các bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp.
Hợp đồng này được làm thành bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ bản.
Gửi cơ quan…………… bản
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN C
Chức vụ: Chức vụ: Chức vụ:
Ký tên Ký tên Ký tên
(Đóng dấu) (Đóng dấu) (Đóng dấu)
- Nhóm Tứ hành xung tuổi Tỵ gồm những tuổi nào? Cách hoá giải thế nào ?
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng – Nghị định 46/2015/NĐ-CP
- 99+ Mẫu Vẽ Tranh Tường Mầm Non Ngộ Ngĩnh Đơn Giản Hiện Đại
- Sàn gỗ công nghiệp và những ưu điểm đáng lựa chọn
- Đánh giá ưu nhược điểm sàn gỗ Căm Xe – Sàn gỗ Căm Xe có tốt không?