Công thức tính vật liệu xây nhà đơn giản, chính xác
Để dự tính vật liệu, chi phí xây nhà thì không phải ai cũng đủ thời gian và chuyên môn để làm vì khá nhiều khâu đòi hỏi kinh nghiệm trong ngành xây dựng. Nhưng nếu bạn chịu khó tìm hiều và tham khảo thêm ý kiến của nhà thầu hoặc người quen, hoặc các phương tiện trên mạng thì có thể tìm ra được cách tính tương đối.
Nếu chưa có phương án thiết kế mà chỉ áng chừng số tầng, số phòng, diện tích thì rất khó xác định đúng khối lượng vật liệu hay công việc. Vậy nên chúng ta cần các cách tính chính xác, cụ thể hơn.
1. Cách tính diện tích để quy ra vật liệu
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để tính giá thành xây nhà chính là diện tích thi công. Hãy thử tưởng tượng như thế này, bạn muốn xây bao nhiêu tầng lầu thì giá cả sẽ được đôn lên bấy nhiêu – đó là điều đương nhiên. Tuy nhiên, ngộ nhỡ bạn muốn xây thêm các khu vực phụ như sân thượng hay hiên nhà thì chắc chắc là bạn sẽ không chấp nhận chi trả với mức giá tương tự được rồi.
Để tiện tham khảo, chúng tôi xin trình bày với bạn một trong những cách tính diện tích phổ biến nhất hiện nay như sau:
* Tầng trệt: 100%
* Tầng lầu: 100%/ lầu (bao nhiêu lầu thì nhân lên bấy nhiêu)
* Mái: 30% nếu là mái tôn, 50% cho mái bằng và mái ngói là 70%
* Sân: 50%
2. Chi phí xây nhà dựa trên mét vuông
Sau đó, chi phí xây nhà sẽ được dựa trên mét vuông để tính toán. Phương pháp này đang rất được ưa chuộng vì nó khá đơn giản mà lại nhanh chóng, chính xác. Thậm chí, nhiều công ty xây dựng sẵn sàng đăng lên website của mình giá cả thi công để khách hàng tiện tham khảo trước khi liên hệ. Lưu ý là bạn phải tính phần diện tích của tất cả phòng ốc trong nhà, bao gồm các tầng lầu (nếu có) và thậm chí là mái hiên, sân thượng theo phần trăm diện tích đã nêu ở trên.
Đơn giá xây tính trên 1 mét vuông:
a. Đơn giá phần thô: 3.000.000 đồng /m2.
b. Đơn giá xây dựng trọn gói chênh lệch phụ thuộc vào vật tư hoàn thiện:
• Vật tư trung bình: 4.500.000 đồng
• Vật tư trung bình khá: 4.800.000 đồng
• Vật tư khá: 5.200.000 đồng
• Vật tư tốt: 5.500.000 đồng
3. Chi phí làm móng nhà
Hẳn ai cũng biết phần móng là một phần quan trọng nhất của căn nhà vì nó chịu toàn bộ tải trọng của kiến trúc bên trên. Do đó, việc tính toán chi phí cũng sẽ phức tạp hơn. Nếu phần móng của bạn làm đơn giản như móng băng một thì công thức tính có thể được tham khảo như sau: Ta lấy 50% x diện tích tầng một x đơn giá phần thô. Tuy nhiên, đối với móng cọc thì ta còn phải chịu ảnh hưởng của số lượng và chiều dài cọc, chưa kể đến chi phí cho nhân công ép cọc nếu bạn sử dụng móng cọc ép tải.
Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng với nhà thầu để đưa ra phương án thi công hợp lí nhất để có được nền tảng kiên cố, bền vững nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.
Trong quá trình thi công, rất có thể là bạn sẽ bị choáng ngợp với các khoảng chi khác nhưng nếu theo sát với kế hoạch ban đầu và sáng suốt lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể làm chủ bài toán kinh tế đầy tự tin.
Cách tính chi phí móng:
• Móng đơn: đã bao gồm trong đơn giá xây dựng.
• Móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
• Móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
• Móng cọc (ép tải): [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000 đ]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô].
• Móng cọc (khoan nhồi): [450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô].
4. Cách tính số lượng gạch cho công trình
Để tính toán số lượng gạch cần dùng cho công trình thì bạn có thể tiến hành bằng cách: dùng thước đo diện tích sàn nhà và tường của công trình cần xây. Nếu tính số lượng gạch lát nền thì bạn lấy (số đo dài x số đo rộng) sẽ cho ra kết quả diện tích bề mặt cần lát. Lưu ý, trong quá trình tính bạn cần phải trừ đi diện tích không sử dụng trong phòng như cột hoặc nơi dành cho những kiến trúc khác.
Trong trường hợp bạn muốn trang trí thêm gạch cho sàn nhà thì bạn cũng chỉ cần thực hiện các bước tương tự như trên. Với việc tính toán đo đạc như trên giúp bạn có thể tính được tổng được số lượng viên gạch, gạch góc cho công trình.
Còn đối với phần gạch ốp tường, thì bạn tính toán bằng công thức : (dài + rộng)x 2, sau đó tiếp tục nhân với chiều cao của bức tường mà bạn muốn ốp gạch. Sau khi đã tính toán ra được kết quả thì bạn đem trừ đi phần cửa đứng và cửa sổ trong phạm vi bức tường, kết quả này sẽ cho bạn biết được số lượng viên gạch cần sử dụng để ốp cho bức tường ấy.
Nhưng để tính được số lượng gạch chính xác thì bạn phải chú ý đến kích thước viên gạch, mẫu gạch ốp tường, lát sàn, tất cả phải đảm bảo đồng bộ với nhau mới mang lại giá trị thẩm mỹ cao nhất cho công trình được.
Hiện nay, tường chia thành 2 loại là tường 1 và tường 2, tùy vào từng vùng miền mà xây theo loại tường nào. Trong đó, ở miền Bắc thì tường 1 có chiều dày là 110mm, tường 2 là 220mm, gạch được chọn xây tường có kích thước là 6,5 x 10,5 x 22cm. Ở khu vực miền Nam tường 1 dày 100mm, tường 2 dày 200mm, loại gạch sử dụng là 4 x 8 x 19cm và 8 x 8 x 19cm.
Dứoi đây là một ví dụ cho việc tính số lượng gạch
Ví dụ trường hợp: xem khối xây đặc sẽ bao gồm gạch và vữa, mạch vữa ngang dày 12mm, dọc dày 10mm; và coi khối xây tường có kích thước là cao 1m, dày 0,2m, dài 5m.