Bộ nhận diện thương hiệu và những vấn đề liên quan cần biết
Một một doanh nghiệp đều muốn tạo dựng cho mình một hương hiệu của riêng mình, không giống bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy bạn đã biết kích thước để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho công ty, tổ chức của mình chưa?
Đọc thêm:
- Những điều bạn chưa biết về phong cách kiến trúc gothic
- Cip là gì? Tất tần tật những điều cần biết về cip
Thương hiệu là gì?
Trước khi tìm hiểu bộ nhận diện thương hiệu là gì? Chúng ta cần phải hiểu thương hiệu là gì?
Trong văn bản pháp luật của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác trong đó có nhiều quan điểm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa như chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…Do vậy, cách hiểu đầu tiên về thương hiệu chính là bao gồm các đối tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến như: nhãn hiệu hàng hóa (ví dụ: Trung Nguyên (cà phê), Made in Vietnam (may mặc), …; chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ (ví dụ: Ba Vì (sữa tươi), Phú Quốc (nước mắm),… và tên thương mại (ví dụ: FPT, Viettel, VNPT,…) đã được đăng ký bảo hộ và pháp luật công nhận.
Nhận diện thương hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả công công ty. Bộ nhận diện thương hiệu (corporate Identity) là tất cả các hình ảnh về tập đoàn, công ty, doanh nghiệp hay về nhận biết sản phẩm trong tâm trí khách hàng, nhà đầu tư, đối tác và nhân viên. Nó là công cụ chính của những người làm truyền thông, marketing cho doanh nghiệp để xây dựng và duy trì bản sắc, tính cách riêng phù hợp với các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ phận nhận diện thương hiệu được tạo thành từ nhiều phương diện:
- Logo
- Văn phòng phẩm
- Tài liệu Marketing
- Sản phẩm và bao bì.
- Trang phục
- Chỉ dẫn
- Thông điệp truyền tải và hành động
- Các truyền thông khác
- Các hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp.
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu
Nhận biết và mua đúng sản phẩm
Danh tiếng thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Nhờ bộ nhận diện thương hiệu, danh tiếng thương hiệu sẽ được củng cố, tạo cho khách hàng niềm tin vào sự chuyên nghiệp, đồng bộ của công ty. Điều này dựa trên mức độ hiểu biết, nhận thức và lòng trung thành của người tiêu dùng về thương hiệu đó.
Thuận lợi cho lực lượng bán hàng
Sự nhất quán của hệ thống bộ nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây, người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào Thương hiệu cũng như giá trị ưu việt mà Thương hiệu mang đến cho họ.
Tác động đến lợi nhuận công ty
Tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có nhiều thế mạnh trong việc nâng cao và duy trì giá cổ phiếu. Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản Thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu, nó làm cho giá trị thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững.
Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi
Vai trò hiệu quả, hệ thống bộ nhận diện thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ tạo ra một hình ảnh, một thương hiệu lớn mạnh, giá trị đối với khách hàng và công chúng
Kích thước của bộ nhận diện thương hiệu
Kích thước bộ nhận diện thương hiệu thường được sử dụng nhiều ở hai bộ phận sau:
- Thiết kế Card Visit
- Thường có 2 loại: card visit ngang với kích thước khổ 55×90 mm tương đương 255×155 pixel. Card visit đứng kích thước khổ tương tự, kích thước trong photoshop là 255×140 pixel.
- Thiết kế phong bì thư
- Phong thư, bì thư lớn A4 kích thước 25×34 cm, nhỏ A6 kích thươc 12×22 cm
- Tiêu đề thư (letter head): Khổ A4, thiết kế theo bộ nhận diện thương hiệu.
Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Bước 1: Nghiên cứu và phân tích
Gồm: kiểm tra nội bộ (những thông tin, tài liệu liên quan có ích cho dự án hay những cuộc trao đổi, thảo luận bàn tròn cũng có những giá trị hữu ích cho những nghiên cứu và phân tích ban đầu); Thấu hiểu người tiêu dùng (nghiên cứu vấn đề này sẽ mang lại những kết quả khách quan và đúng đắn nhằm giúp nhà thiết kế và khách hàng tìm được những định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp với những suy nghĩ, cảm nhận của họ); Đối thủ cạnh tranh (nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp nhà thiết kế và khách hàng có định hướng, chiến lược đúng đắn, giúp tạo được sự cách biệt, tách biệt đối thủ).
Bước 2: Chiến lược
Đây là bước định vị yếu tố cốt lõi của thương hiệu. Ở bước này, một bản tóm tắt dự án bao gồm những giải pháp, ý tưởng mục tiêu dự án, những kết quả nghiên cứu của nhà thiết kế sẽ được thuyết trình trước khách hàng. Ngoài ra, cần đưa ra hai đến ba định hướng của dự án để khách hàng lựa chọn, định hướng được chọn sẽ là chiến lược chính của dự án.
Bước 3: Thiết kế
Đây là giai đoạn đã quyết định ý tưởng và định hướng chính của dự án, bắt đầu bước vào triển khai các thiết kế cơ bản. Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với khách hàng và được điều chỉnh chọn mẫu thích hợp. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.
Bước 4: Bảo hộ, đăng ký
Bảo hộ thương hiệu luôn là nhu cầu cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho thương hiệu, tránh sự sao chép, bắt chước từ các đối thủ cạnh tranh.
Bước 5: Ứng dụng
Sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, các thiết kế hoàn chỉnh bao gồm kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và cả những tham vấn cho khách hàng sẽ đưa vào sản xuất thực tế.
Bước 6: Sản xuất
Tùy vào thỏa thuận ban đầu giữa khách hàngnhà thiết kế mà một bản thiết kế có những hướng dẫn ở mức độ khác nhau, nó có thể chỉ là những tư vấn miệng hay những bản hướng dẫn chi tiết cho việc sản xuất dự án. Vai trò của nhà thiết kế trong việc sản xuất dự án rất cần thiết và quan trọng, giúp cho kết quả sản xuất dự án đạt được độ chính xác cao, hạn chế rủi ro hoặc phát sinh. Ngoài ra, kinh nghiệm của nhà thiết kế còn giúp cho khách hàng chọn được những nhà cung ứng có năng lực và tiết kiệm tối đa ngân sách đầu tư.
Làm thế nào để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tốt?
- Logo thống nhất trên tất cả các bao bì, mẫu mã; không thay đổi bất kỳ chi tiết nhỏ nào.
- Các chi tiết gồm chữ cái, hình ảnh, màu sắc đơn giản, dễ nhớ .
- Nhận diện thương hiệu ngay tại văn phòng, đồng phục, quà tặng nhân viên dễ nhìn.
- Khi thay đổi nhận diện thương hiệu, cần có các chiến dịch dứt khoát để khách hàng không nhầm với thương hiệu cũ.
- Sử dụng nhận diện thương hiệu thống nhất trong các hồ sơ tài liệu của công ty, kích thước bộ phận nhận diện thương hiệu rõ ràng.
- Không được phép có nhiều bộ nhận diện.
- Nhận diện thương hiệu không được trùng với nhận diện thương hiệu đối thủ
- Nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các thiết kế nhận diện thương hiệu như logo, slogan để các công ty khác không bắt chước.