Cip là gì? Tất tần tật những điều cần biết về cip
Bạn hay được nghe nhiều người sử dụng thuật ngữ về Cip. Vậy bạn có biết Cip là gì? Nó được sử dụng trong các lĩnh vực nào. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật những điều bạn nên biết về Cip.
Đọc thêm: Xây dựng nhà cấp 4 đẹp
Định nghĩa Cip là gì?
Trong thương hiệu thì CIP là gì?
Trong lĩnh vực kinh doanh, làm thương hiệu CIP viết tắt của từ Corporation Identify Program – Hệ thống nhận diện thương hiệu. Vậy cụ thể, Cip là gì? CIP là gói giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp sáng tạo hệ thống nhận diện thương hiệu đồng bộ và nhất quán nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu tại mọi điểm tiếp xúc.
Những lợi ích của Cip trong thương hiệu
Giúp quảng bá doanh nghiệp tại mọi điểm tiếp xúc
Tạo sự nhất quán trong mọi nỗ lực truyền thông
Tạo hình ảnh chuyên nghiệp về doanh nghiệp
Tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng
Tăng hiệu quả kinh doanh: bán được sản phẩm dịch vụ với giá cao hơn, dễ dàng hơn
Tăng sự trung thành với thương hiệu
Bạn cần gì để xây dựng Cip cho công ty, doanh nghiệp
Để xây dựng một CIP đẹp và phù hợp cho mỗi công ty, thương hiệu chúng tôi sẽ cần các thông tin sau đây:
Tone màu chủ đạo của bạn là gì(Theo xu hướng, phong thủy hoặc đặc trưng ngành nghề,…)
Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Dịch vụ, mặt hàng cung cấp.
Đối tượng khách hàng cụ thể
Định hướng phát triển công ty.
Từ đó chúng tôi sẽ thiết kế nên CIP (bộ nhận diện thương hiệu công ty) bao gồm:
Công ty:
Đặt tên thương hiệu
Xây dựng Slogan
Thiết kế logo
Đồng phục nhân viên
Tone màu chủ đạo và phụ cho thương hiệu
Phòng bì – thư
Hóa đơn
Thẻ
Marketing
Thiết kế Catalogue
Thiết kế Brochure
Thiết kế tờ rơi – tờ gấp
Hồ sơ năng lực
Website
Hình ảnh – Video
Sản phẩm
Thiết kế bao bì
Tem, nhãn sản phẩm
Thùng, hộp
Phiếu bảo hành
Ngoài trời
Băng rôn
Biển quảng cáo
Pano
Biển hiệu đại lý – công ty
Phướn
Trong vận chuyển thì CIP là gì?
Vậy, Cip là gì theo cách hiểu trong vận chuyển. CIP là viết tắt của từ Carriage and Insurance Paid to có nghĩa là cước phí và bảo hiểm trả tới và là một khâu nhỏ trong chuỗi bán hoặc phân phối sản phẩm toàn cầu và là một điều kiện của Incoterm giữa người bán và người mua
Trách nhiệm của người bán
Đóng gói sản phẩm và vận chuyển đến nơi giao hàng đúng thời gian đã thỏa thuận.
Xin cấp phép xuất khẩu, đóng thuế và các lệ phí liên quan.
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa phải được bảo hiểm.
Giao hàng cho người nhận được ủy quyền bao gồm: Hàng hóa, hóa đơn, chứng từ hợp lệ đầy đủ về hàng hóa.
Trách nhiệm người mua:
Nhận hàng hóa, hóa đơn và các chứng từ liên quan từ bên bán.
Kiểm tra và xác minh hàng hóa nhận, các thông tin khác như thỏa thuận hoặc hợp đồng đã ký
Chịu trách nhiệm sau khi hàng hóa đã giao nhận.
Khi xây dựng được CIP tốt trong khâu vận chuyển, bạn sẽ giảm thiểu được các rủi do và được bảo hiểm cho hàng hóa của mình tốt nhất.
Trong vệ sinh dây truyền sản xuất
Trong vệ sinh dây truyền sản xuất, CIP là viết tắt của từ Cleaning In Plance. Đây là một hệ thống máy móc, trang thiết bị vận hành tự động tại chỗ với chức năng vệ sinh làm sạch mà không cần phải tác động của con người.
Mỗi một dây truyền sản xuất cụ thể sẽ có các đặc trưng riêng như: Sản xuất thực phẩm, dệt may, sữa, linh kiện điện tử… Chính vì vậy hệ thống này sẽ thiết kế riêng phù hợp với từng nhu cầu cụ thể.
CIP tích hợp chế độ vận hành tự động, theo lịch trình đã được lên từ trước, van điều khiển khí nén được nối với bơm tăng áp và bơm lưu hồi, để hoàn thành quá trình làm sạch vệ sinh và làm sạch hệ thống sản xuất sau một ngày hoặc một ca. Việc này được thực hiện bằng hệ thống cảm ứng PLC, nhiệt, nồng độ PH,…
CIP sử dụng trong vệ sinh dây truyền sản xuất là một bước phát triển lớn cho ngành sản xuất đặc biệt là thực phẩm(sữa, thủy sản, thực phẩm chức năng,…), chăn nuôi công nghiệp,… Giúp tự động hóa khâu vệ sinh, giảm bớt nhân công, vệ sinh nhanh hơn, đúng thời gian không bị chậm trễ.
Lời kết: Trên đây là những thông tin về Cip, định nghĩa Cip là gì trong 3 lĩnh vực khác nhau, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm được nhiều kiến thức hữu ích.