Các loại sàn nhựa được ưu chuộng trên thị trường
Sàn nhựa thường được biết đến với cái tên sàn Vinyl, là loại sàn được sử dụng phổ biến trên Thế giới song vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Nếu bạn cũng đang tò mò và muốn có cái nhìn thấu đáo nhất về loại sàn này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sàn nhựa trong bài viết dưới đây.
Sàn nhựa là gì?
Sàn nhựa là một vật liệu làm sàn mới được tạo lên bởi 2 vật liệu cơ bản là Polyvinyl clorua (PVC) (hay gọi là nhựa PVC) và bột đá, được phủ lên trên bằng 1 lớp phim màu, lớp bảo vệ phim màu và lớp phủ cứng bảo vệ tấm sàn. Về cơ bản, sàn nhựa có 5 lớp, chất lượng sản phẩm hay giá cả của sản phẩm gần như sẽ sẽ phụ thuộc vào chất lượng của 5 lớp này cũng như công nghệ sản xuất của chúng.
Cấu tạo của sàn nhựa
Sàn nhựa gồm có 5 lớp cơ bản:
- Lớp UV Coating (Lớp bảo vệ): Có tác dụng làm cứng và tăng sức căng bề mặt, giúp bảo vệ cho sản phẩm không bị bám bẩn, đảm bảo độ bền cho sản phẩm.
- Lớp Wea Layer (Lớp áo): có tác dụng chống trơn trượt, chống nấm mốc, bảo vệ lớp in trên sản phẩm giữ cho màu không bị phai đi theo thời gian và kéo dài tuổi thọ của sàn nhựa lên tới 25 năm.
- Lớp Print Layer (Lớp tạo vân hay lớp phim màu) : Giúp sàn nhựa tạo nên các vân gỗ tinh tế, đa dạng với tất cả các loại vân của các dạng vân gỗ quý.
- Lớp Base Layer (Lớp cơ bản): Đây là lớp cơ bản của sản phẩm được tạo từ bột đá và Polyvinyl clorua (PVC). Lớp này tạo nên tính năng cơ bản của sàn: chống cong vênh khi nhiệt độ thay đổi, tính đàn hồi tốt, chống cháy lan, khả năng chịu lực tốt.
- Lớp Balance Layer (Lớp đế nhựa): Khiến sàn nhựa có tác dụng chống sự bốc hơi nước từ dưới mặt đất, rất phù hợp với thời tiết nhiệt đới ẩm ở Việt Nam.
Ưu điểm của sàn nhựa
- Khả năng chịu nước 100%.
- Không bị mối mọt như sàn gỗ công nghiệp.
- Điều hòa không khí, ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè.
- Với công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản phẩm sàn nhựa an toàn cho người sử dụng, thân thiện và bảo vệ môi trường xanh.
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
- Chống cong vênh, co ngót, chống giãn nở.
- Bề mặt chống xước, chống bám bẩn, chống nồm khi thời tiết có độ ẩm cao.
- Tính thẩm mỹ cao, tạo cho không gian vẻ đẹp sang trọng và hiện đại.
- Dễ thi công, tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam.
Các loại sàn nhựa phổ biến trên thị trường
Với những ưu điểm tuyệt vời trên, sàn nhựa đã và đang trở thành sự lựa chọn của nhiều chủ đầu tư và các kiến trúc sư cho các thiết kế nhà ở, khách sạn,… Trên thị trường hiện nay có 2 loại sàn nhựa được sử dụng phổ biến chính là: sàn dán keo và sàn hèm khóa.
Sàn dán keo: thường có độ dày 2mm hoặc 3mm, yêu cầu sàn khô, phẳng và nhẵn.
- Ưu điểm: Chi phí lắp đặt ít tốn kém hơn so với sàn hèm khóa và dễ bảo trì, sửa chữa.
- Nhược điểm: rất dễ bong nếu dùng loại sàn tự dán, có độ nhấp nhô, mất tính thẩm mỹ nếu sàn gạch men không phẳng và mạch gạch to lõm, khó tái sử dụng và phải xử lý mặt sàn do keo dính lại khi không sử dụng nữa.
Sàn hèm khóa: thường có độ dày 3.5mm, 4mm, 4.2mm. Nên lắp 1 lớp cao su non ở dưới sàn để có thể đi êm hơn và không bị trượt tấm sàn.
- Ưu điểm: khắc phục các điểm yếu của sàn nhựa dán keo: không yêu cầu bề mặt quá cao, không để lại vết in của mạch gạch, có thể tái sử dụng cho nơi khác dùng và không phải xử lý mặt sàn.
- Nhược điểm: chi phí cao hơn và bảo trì sửa chữa mất công hơn so với sàn nhựa dán keo.
Mỗi loại sàn nhựa đều có cho mình những ưu và nhược điểm riêng, bởi vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng và sở thích của bản thân mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại sàn nhựa phù hợp.
- Mẫu thiết kế cầu thang xoắn ốc siêu đẹp 2018
- Cửa nhôm Tân Mỹ – Nhôm Tân Mỹ Olympico đi đầu về chất lượng
- Báo giá gạch thông gió theo kích thước năm 2023
- 3 Điểm Thu Hút Biến Aqua City Trở Thành Khu Đô Thị Sinh Thái Sầm Uất Nhất Đông Sài Gòn
- Mách bạn địa chỉ làm bảng hiệu quảng cáo, bảng hiệu công ty đẹp, giá tốt