Những điều cần biết về dự toán công trình xây dựng chuẩn

Những điều cần biết về dự toán xây dựng trong công trình

Trong xây dựng, chi phí là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và độ đảm bảo của công trình. Vì vậy, việc làm dự toán xây dựng là rất cần thiết. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về dự toán xây dựng, bài viết sau đây sẽ giới thiệu tất cả những điều cần biết về dự toán xây dựng trong công trình.

Dự toán xây dựng là gì?

Dự toán là dự kiến tính toán giá trị Công trình trước khi thi công xây dựng. Được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

Có thể nói, lập dự toán công trình trước khi xây dựng là công tác quan trọng đòi hỏi người lập phải có kinh nghiệm thực tế, nghiệp vụ chuyên ngành, chính sách chế độ và am hiểu kiến thức pháp luật liên quan vì nếu lập dự toán không chuẩn, không sát:

  • Lập quá cao: sai đơn giá hoặc các hạng mục không sát thực tế gây thiệt hại cho chủ đầu tư và quan trọng là sau này không quyết toán được, quyết toán rồi vẫn bị cơ quan thuế xuất toán ra – Như vậy sẽ phải quyết toán lại và truy thu tiền nếu đã thanh toán cho nhà thầu.
  • Lập quá thấp: không triển khai được vì chẳng nhà thầu nào chịu được hoặc có nhà thầu nào trót nhận thì đang thi công cũng phải tạm dừng vì họ không thể có đủ vốn cho hoàn thành công trình, vì vậy phải làm lại từ đầu vô cùng phức tạp, …

Dự toán xây dựng là gì?

Mục đích của việc lập Dự toán công trình xây dựng

Hiện nay với khủng hoảng kinh tế xảy ra, thị trường việc làm xây dựng đang rất cạnh tranh, các công ty xây dựng luôn muốn cắt giảm chi tiêu, vì vậy cần có một đội ngũ nhân viên đa năng và tinh nhuệ, có thể tham gia giải quyết được nhiều việc. Chính vì vậy việc học để biết bóc tách khối lượng, biết lập dự toán xây dựng là một lợi thế với các ứng viên khi đi ứng tuyển công việc xây dựng. Mặt khác khi dần phát triển lên các mức độ khác nhau, việc nắm được giá thành công trình, tiên lượng lại càng trở nên quan trọng, trong nhiều trường hợp nó quyết định cả đến biện pháp thi công công trình, tư vấn thiết kế, tư vấn thi công và từ đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của các doanh nghiệp xây dựng.

Giúp chủ đầu tư dự kiến số tiền phải chi trả để có được Công trình hoặc hạng mục công trình mong muốn

Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu, thương thảo ký kết Hợp đồng, phê duyệt dự án đầu tư, sử dụng làm căn cứ để thẩm tra, thẩm định, thanh quyết toán, …

Vai trò của việc lập dự toán công trình xây dựng

Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây dựng công trình.
Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư cấp phát vốn vay và để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình.
Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán khi chỉ định thầu; Là căn cứ xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn.

Nguyên tắc xác định dự toán xây dựng

Tính đúng, tính đủ không trùng lặp chi phí, các nội dung chi phí phù hợp và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.
Lập theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán

Nguyên tắc xác định dự toán xây dựng

Cơ sở lập dự toán xây dựng

1. Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá
2. Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá
3. Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình
4. Giá nhân công của công trình
5. Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công)

Để biết cách làm dự toán xây dựng, cần biết những gì

1. Thực hành Bóc khối lượng và lập dự toán các phần sau:

Công tác cọc (sản xuất, vận chuyển, thi công cọc, …)
Phần móng công trình (công tác đất, bê tông, cốt thép, ván khuôn, …
Phần thân công trình (Cột, vách, dầm, sàn, …).
Phần mái công trình.

2. Công tác hoàn thiện (xây, trát, ốp, lát, sơn, bả, ME, …)

Công việc cụ thể thực hành trong các phần:
Giới thiệu về đọc bản vẽ, tìm hiểu về các loại vật liệu sử dụng.

3. Tìm hiểu về biện pháp thi công, quy trình thi công cụ thể

Lên danh mục từng công việc, đo bóc khối lượng, tra định mức tương ứng.
Nhập số liệu tính toán, đo bóc được vào phần mềm.
Xử lý các vấn đề thường gặp khi áp mã công tác: Chọn mã công tác phù hợp, mã vận dụng, thêm các hệ số, thay đổi hao phí vật tư,…
Các phương pháp và cách tính vận chuyển trong dự toán.
Lập bảng định mức cấp phối.
Cách tính vận chuyển lên cao.
Tìm hiểu về công tác giàn giáo trong dự toán,…

3.2/5 - (6 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<