Trần xuyên sáng là gì và cấu tạo của nó
Hiện nay, một trong những phong cách thiết kế đang gây ấn tượng mạnh đối với các chủ đầu tư và các nhà thiết kế chính là sử dụng trần xuyên sáng. Mặc dù mới chỉ được đưa vào thị trường Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng trần xuyên sáng đã nhanh chóng trở thành xu hướng được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong cuộc sống nhờ công năng mà không phải loại trần nào cũng có được. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vật liệu này cũng như những cấu tạo của nó.
Trần xuyên sáng là gì?
Trần xuyên sáng (còn được biết với cái tên trần căng xuyên sáng) là một loại trần treo ứng dụng để trang trí trần, tường, cột,… trong thiết kế nội thất. Trần xuyên sáng có nhiều chức năng khác nhau, gây ấn tượng với khả năng có thể tạo ra nhiều hình dạng độc đáo và linh hoạt trong màu sắc. Với thiết kế nhẹ và rất bền, trần xuyên sáng phù hợp với nhiều loại công trình.
Nhờ sự biến hoá đa dạng của màng làm trần xuyên sáng và hệ thống khung xương linh hoạt mà với bất cứ hình dạng nào: tròn, vuông, ovan, thoi, elip, kéo dài, căng, truyền thống,… dốc, hầm, đường cong, sóng, 3D, … trần xuyên sáng đều có thể đáp ứng.
Cấu tạo của trần xuyên sáng
Trần xuyên sáng là một hệ thống trần độc lập hoặc kết hợp với các hệ trang trí khác trong một công trình, bao gồm hai thành phần chính cơ bản là hệ khung xương viền và màng vải nhựa tổng hợp, màng này sẽ được căng lên và giữ bởi hệ khung xương viền. Ngoài ra, trần xuyên sáng còn gồm đèn chiếu sáng, mà thuwongf sử dụng đèn led là chủ yếu.
Màng nhựa xuyên sáng:
Với độ dày từ 0,17 – 0,36mm, màng nhựa tổng hợp có thể tái chế hoàn toàn cùng 230 màu sắc và 16 loại bề mặt hoàn thiện khác nhau, bao gồm các dòng Lacquer (bóng như được tráng gương) Matt, Metalic (giống kim loại), Satin, Suede (giống nhung), Perforated (đục lỗ) và sử dụng hiệu ứng khúc xạ của ánh sáng… Chúng ta có thể in hoặc sơn lên tấm màng nhựa hoặc tiến hành design thêm hiệu ứng khác nữa mà bạn muốn. Trần xuyên sáng đã và đang trở thành sự lựa chọn số 1 trong thiết kế các mẫu trần nhà đẹp hiện đại nhờ khả năng chống thấm nước tốt nước, rất dễ rang trong lau rửa, không bị thoát hơi ra bên ngoài và đặc biệt hơn nữa đạt tiêu chuẩn loại 1 chống cháy (BCA- của Úc), M1 (của Pháp) Bs1-d0, Bs2-d0 và B S3-d0 (Châu u).
Mỗi tấm được hàn một “dải móc” bằng nhựa tổng hợp bao xung quanh sử dụng dùng để móc chắc chắn vào hệ khung xương viền.Trọng lượng tấm rất nhẹ và được sản xuất theo yêu cầu thiết kế, đáp ứng bất kỳ hình dạng và kích thước để tùy theo lựa chọn của chủ đầu tư, yêu cầu đặc thù bố trí nội thất KTS cho các công trình.
Khung xương viền: Trọng lượng của trần không quá nặng bởi khung xương viền thường được làm bằng nhôm (cũng có một số loại làm bằng nhựa PVC hoặc vật liệu khác tùy cho ứng dụng trần). Trần xuyên sáng sử dụng hệ thống vương viền rất đa dạng, có thể linh hoạt theo yêu cầu của thiết kế và thi công: Có thể tạo hình cung vòm hay bất kể hình dạng nào mà chủ đầu tư mong muốn. Điều này tạo ra những lợi thế rất lớn cho loại trần xuyên sáng.
Ưu điểm của trần xuyên sáng
Thi công dễ dàng, nhanh chóng và đơn giản: Không giống như những loại trần như trần nhôm hay trần thạch, trần xuyên sáng được lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng, không gây bụi bẩn, hạn chế tối đa tiếng ồn, không gây ảnh hưởng đến gia chủ và hàng xóm xung quanh.
Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và kích thước: Tùy theo kích thước của gian phòng cũng như sở thích của bản thân mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại trần xuyên sáng thích hợp.
Nhẹ, độ an toàn cao: Trần xuyên sáng gây ấn tượng với người tiêu dùng nhờ tính chất đẹp, khả năng chống cháy, chống dẫn điện để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, giảm khả năng tối đa việc có thể gây lỏng mối treo, dẫn đến nguy cơ có thể bị sập trần.
Tính thẩm mỹ cao: Trần xuyên sáng dễ dàng tạo hình ảnh, tạo khối, đem đến cho không gian của bạn vẻ đẹp hiện đại và nổi bật.
- Thép hộp là gì? Các loại thép hộp phổ biến hiện nay
- Nhóm Tứ hành xung tuổi Thìn gồm những tuổi nào? Cách hoá giải thế nào ?
- Thiết kế nhà thờ họ như thế nào? Lưu ý ở bản vẽ thiết kế nhà thờ họ
- Vẽ tranh tường tại Nam Định uy tín, chất lượng
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996