Cách làm móng nhà 2 tầng siêu chắc và tiết kiệm
Một công trình xây dựng thành công và đẹp phải là một công trình có thiết kế đẹp và đảm bảo tiêu chuẩn. Trong đó, khâu làm móng đóng một vai trò quan trọng. Sau đây xin chia sẻ đến bạn đọc cách làm móng nhà 2 tầng siêu chắc mà lại tiết kiệm.
Nhà 2 tầng phù hợp loại móng nào nhất?
Xét trên các yếu tố và phương diện, nhà 2 tầng có nhiều hơn một sự lựa chọn cho việc tiến hành xây móng nhà 2 tầng. Các mẫu thiết kế móng nhà 2 tầng phải kể đến đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng đó là: Móng băng, móng cọc, móng đơn, móng bè…
Trong số những loại móng này, móng băng được đánh giá là loại móng điển hình, phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất cho công trình xây dựng. Hơn nữa chúng còn dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí hơn so với những loại móng nhà 2 tầng còn lại.
Chính vì lý do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các loại móng phù hợp nhất với gia đình mình thông qua sự tư vấn của chúng tôi về các loại móng và các thiết kế thi công móng nhà 2 tầng phổ biến dưới đây.
Móng băng
Móng bằng là một dải móng được thiết kế chịu lực và nối các điểm cọc của móng. Tùy theo điều kiện và đặc điểm của công trình chúng ta sẽ có 3 loại móng băng phù hợp với nhà 2 tầng
– Móng băng cứng.
– Móng băng mềm.
– Móng băng kết hợp.
Lưu ý khi xây móng băng cho nhà 2 tầng đó là trường hợp móng băng là móng cứng nhưng lại có chiều sâu đặt móng lớn thì chúng ta nên lựa chọn thay thế bằng móng băng mềm. Với phương pháp mà các kỹ sư xây dựng đưa ra, chúng ta có thể giảm được chiều sâu đặt móng, nhờ đó có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí cho việc thi công đổ móng.
Móng cọc – cách làm móng nhà 2 tầng có nền đất yếu
Móng cọc của nhà 2 tầng là loại móng được thi công trên các đầu cọc tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng và cọc thi công. Chúng tạo ra kết cấu móng vô cùng vững chắc. Với thiết kế này, Móng cọc thường được lựa chọn sử dụng trong những trường hợp ngôi nhà 2 tầng chuẩn bị xây có nền đất yếu, dễ sụt lún, địa hình phức tạp, đất vượt ao hồ…
Lựa chọn số lượng cọc như thế nào? Đây là câu hỏi về cách xây móng nhà 2 tầng rất cấp thiết và quan trọng khi bạn muốn sử dụng móng cọc cho công trình của mình.
Hiện nay, đa phần các mẫu nhà 2 tầng tại nông thôn sẽ không thông qua khảo sát nền đất và sự tính toán kỹ lưỡng về việc sử dụng khoảng bao nhiêu cọc cho công trình. Do đó, một điều lưu ý khi thiết kế thi công móng cọc, chúng ta cần phải hoạch định rõ về số lượng cọc để công trình đảm bảo tiêu chuẩn tốt nhất.
Móng bè – loại móng giảm tải trọng nhà 2 tầng
Trong số các loại móng cho nhà 2 tầng, một số nhà ở khu vực nông thôn thường lựa chọn móng bè. Loại móng trải rộng dưới toàn bộ công trình và làm giảm áp lực của công trình trên đất nền. Đây cũng là loại móng được sử dụng chủ yếu tại địa hình yếu, có nước đọng, dễ lún. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà 2 tầng thường ít sử dụng loại móng này.
Móng đơn – móng cho nhà 2 tầng có nền đất tốt
Đây là loại móng có tác dụng chịu lực và kết cấu đơn giản. Với nhu cầu không cao và những căn nhà 2 tầng trên nền đất tốt, nền đá, chúng ta có thể kết hợp móng đơn và giằng móng để thiết kế xây dựng nhà 2 tầng nhằm vừa có thể đảm bảo chất lượng công trình, vừa tiết kiệm chi phí xây dựng.
Tương tự như móng bè, trên thực tế, móng đơn ít được đưa vào thi công xây dựng cho nhà 2 tầng.
Chọn móng nhà 2 tầng phụ thuộc vào yếu tố nào?
Việc chọn các loại móng cho ngôi nhà 2 tầng của bạn sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó thông thường phải dựa vào điều kiện đất nền, địa chất và trọng tải của ngôi nhà.
Với điều kiện nền đất tốt: Chúng ta có thể tiến hành sử dụng móng đơn, móng băng bình thường. Cũng có thể sử dụng móng gạch, móng đá, bê tông đá hộc cho công trình của mình.
Với điều kiện nền đất yếu: Chúng ta thường lựa chọn móng bè hoặc móng cọc đóng xuống sâu nhằm tăng hiệu quả chịu lực, giúp nền móng vững chắc.
Lưu ý cần biết trong cách làm móng nhà 2 tầng
Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên để tâm trước khi quyết định đặt móng cho công trình của mình:
- Phải thực hiện khảo sát thực tế nền đất: Khảo sát, xác định địa chất, tình trạng nền đất là một việc làm vô cùng quan trọng. Công việc này nhằm mục đích lựa chọn ta cách làm móng nhà 2 tầng phù hợp và bền vững nhất cho công trình của bạn.
- Lựa chọn các loại móng phù hợp: Để làm được điều này, bạn phải tìm hiểu kỹ các loại móng cho nhà 2 tầng nhằm biết được ưu và nhược điểm, đồng thời đưa ra phương án thi công móng tốt nhất.
- Chất lượng thi công đảm bảo: Đổ móng phải có kỹ thuật và tính toán khắt khe nhằm không xảy ra tình trạng công trình thi công hỏng, không đảm bảo.
- Lựa chọn đúng nhà thầu uy tín: Đây là bước làm quan trọng để có một công trình móng nhà 2 tầng bền, đẹp