Chỉ giới đường đỏ – Lộ giới là gì? Đường lộ giới chuẩn cho lô đất
Đối với những nhà kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, thì việc gặp mặt cụm từ “lộ giới”, được tính theo tần suất như cơm bữa. Bởi trong lĩnh vực này, thì yếu tố trên vô cùng quan trọng, trong việc xác định diện tích, quy mô cụ thể của dự án hoặc công trình nào đó. Tuy nhiên, với những người “mới vào nghề” thì khái niệm này lại vô cùng xa lại, cũng như việc xác định chúng còn khá mơ hồ. Chính vì vậy, nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề: Lộ giới là gì? Chỉ giới đường đỏ là gì? và Cách xác định lộ giới – chỉ giới cho một lô đất?
Khi các bạn có nhu cầu chuẩn bị xây nhà, mua nhà hoặc sửa sang nhà ở. Chắc chắn, bạn sẽ không thể bỏ qua những quy định về chỉ giới đường đỏ. Để tránh vi phạm không đáng có và tranh chấp dân sự có thể xảy ra trong quá trình xây dựng. Nhất là đối với các ngôi nhà mặt tiền ngoài phố thì cần chú ý kỹ hơn.
Chỉ giới đường đỏ là gì
Theo quy định, chỉ giới đường đỏ được định nghĩa là đường ranh giới, xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa. Nhằm phân định ranh giới giữa phần đất dành cho việc xây dựng công trình và phần đất cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng, công cộng khác.
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép người dân xây dựng công trình trên đất đó. Đường chỉ giới xây dựng cũng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ. Trong trường hợp công trình được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ hoặc lùi vào so với đường đỏ theo yêu cầu của đơn vị quy hoạch. Khoảng lùi ở đây đó là khoảng cách giữa 2 đường, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
Lộ giới là gì?
Lộ giới là từ mà chúng ta thường gặp phải, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được khái niệm của nó. Vậy lộ giới được định nghĩa như thế nào là đúng nhất? Lộ giới hay còn gọi là chỉ giới đường đỏ, khái niệm này chỉ ranh giới phần quy hoạch mở đường hoặc mở hẻm. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn đó chính là điểm mốc tính từ tâm đường ra hai bên mép đường. Để làm dấu lộ giới người ta thường có đóng cọc đỏ ở hai bên đường để báo hiệu cho người dân biết và phân biệt rõ ràng đâu là phần đất xây dựng và đâu là phần đất thuộc quy hoạch mở đường, hẻm, cầu cống hoặc bất cứ công trình công cộng nào. Người dân không được phép xây dựng những công trình cố định bên trong khu vực lộ giới này được.
Cách xác định lộ giới cho một lô đất ?
Đồng thời, trong quan niệm của đô thị, thường gặp lộ giới là chỉ giới đường đỏ của phần đất dành làm đường đô thị, bao gồm toàn bộ lòng đường, lề đường và vỉa hè.
Vì vậy, cách xác định lộ giới cho một lô đất ở là:
- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên đất đó.
- Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ (ranh giới lô đất); hoặc lùi vào so với đường đỏ nếu công trình phải xây lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).
- Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
- Thường người ta cắm các cọc Lộ giới 2 bên đường để cảnh báo người dân không được xây dựng những công trình kiên cố trong phạm vi của các mốc lộ giới.
Xây nhà cách lộ giới bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn?
Theo luật xây dựng thì tùy thuộc vào độ cao của ngôi nhà mà khoảng lùi lộ giới cũng khác nhau. Vậy cụ thể như thế nào?
Tuyến đường lộ giới dưới 19 mét
Nếu như tuyến đường lộ giới dưới 19 mét, nhưng công trình xây dựng đó cũng có độ cao dưới 19 mét thì không cần phải cách lộ giới, có nghĩa là ngôi nhà đó sẽ được xây dựng sát vỉa hè.
Nhưng cũng cùng tuyến lộ giới này nhưng công trình xây dựng có độ cao từ 19-22 mét, thì phải cách lộ giới 3 mét.
Nếu công trình có xây dựng có độ cao từ 22-25 mét thì khi xây dựng buộc phải lùi vào 4 mét so với mốc lộ giới.
Nếu công trình có độ cao từ 28 mét trở lên thì phải lùi vào 6 mét.
Như vậy, chúng ta nhận ra được một quy luật đó chính là công trình càng cao thì càng phải lùi vào sâu hơn so với mốc lộ giới.
Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét
Nếu tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét thì những công trình xây dựng cao dưới 22 mét không cần phải cách lộ giới. Nghĩa là ngôi nhà đó được phép xây dựng sát mốc lộ giới.
Nếu công trình xây dựng nào cao từ 22-25 mét sẽ cách mốc lộ giới 3 mét.
Nếu công trình xây dựng nào cao từ 28 mét thì phải cách mốc lộ giới 6 mét.
Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên
Những công trình xây dựng nào thấp hơn 25 mét thì không cần phải cách mốc lộ giới. Nhưng đối với những công trình xây dựng từ 28 mét trở lên buộc phải cách mốc lộ giới 6 mét.
Như vậy, chúng ta đã thấy xây nhà cách lộ giới bao nhiêu còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, về độ cao của công trình xây dựng, độ rộng của tuyến đường lộ giới…
Cũng không ít người thắc mắc nếu như mua bán nhà hoặc bán nhà trong sau thời điểm công bố lộ giới những ngôi nhà đó đã tồn tại từ trước khi có công bố lộ giới, vậy thì ngôi nhà đó có được bồi thường hay không?
Theo luật, đối với những trường hợp mua nhà thì phần diện tích nhà ở và đất nằm trong phần lộ giới không được phép buôn bán và trường hợp này chỉ được bồi thường 50%. Và dĩ nhiên bán, tặng, cho, sang nhượng,… bất động sản ở trước thời gian công bố lộ giới thì mặc định sẽ được bồi thường 100%.
Tầm quan trọng của chỉ giới đường đỏ
Các khái niệm chỉ số đường đỏ, khoảng lùi, chiều cao tối đa cho phép… là những thông số đầu tiên phải quan tâm trước khi triển khai bất kỳ một dự án nào. Bởi nếu không thỏa mãn các giá trị này, dự án sẽ không được cấp phép xây dựng.
Thậm chí, rất nhiều kỹ sư, kiến trúc sư dù có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nhưng chưa hiểu rõ và nắm vững những khái niệm này. Dẫn đến sai phạm đáng tiếc, nguy hiểm hơn là bị phạt hoặc phải đập bỏ công trình trên diện tích sai phạm.
Nhà nước đánh mốc lộ giới để dành phần đất phục vụ cơ sở hạ tầng quốc gia sau này. Người dân tuyệt đối không được phép lấn chiếm, xây dựng các công trình kiên cố trên phần đất đó. Trước khi lên phương án thiết kế công trình xây dựng, chủ đầu tư cần làm đơn xin cấp phép và xác định các thông số chính xác từ cơ quan ban ngành.
Trên đây là những thông tin về lộ giới cực kỳ hữu ích mà chắc chắn ai cũng cần phải biết để có thể áp dụng cho trường hợp của mình. Những hiểu biết này giúp các bạn không bị phạm luật nhà đất và dễ dàng hơn trong quá trình xây dựng.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Căn cứ Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch – xây dựng;
Căn cứ vào Tiêu chuẩn, quy phạm: Quy hoạch xây dựng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN-4449: 1987, quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị 20 TCN 104 – 83;
Xét đề nghị của Sở Quy hoạch – Kiến trúc tại Công văn số 2215/SQHKT-QHC&HT ngày 20 tháng 6 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Văn bản số 5546/UB-QLĐT ngày 23 tháng 11 năm 1994 của Ủy ban nhân dân thành phố và thay thế điểm 4 và điểm 5 của Văn bản số 3665/UB-QLĐT ngày 27 tháng 9 năm 1997 của Ủy ban nhân dân thành phố.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Nguyễn Hữu Tín |
VỀ LỘ GIỚI VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG HẺM TRONG CÁC KHU DÂN CƯ HIỆN HỮU THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88 /2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
1. Việc quy định lộ giới đường hẻm trong các khu dân cư hiện hữu phải căn cứ trên nhu cầu giao thông, thoát hiểm, phòng chống cháy nổ, bố trí các tuyến cấp điện, cấp nước, thoát nước, đường dây thông tin, yêu cầu về ánh sáng, thông thoáng và vệ sinh môi trường của khu ở.
2. Việc quy định lộ giới đường hẻm nhằm mục đích cải thiện điều kiện sống ở các khu dân cư chưa có điều kiện quy hoạch cải tạo cơ bản để đáp ứng yêu cầu về môi trường sống đô thị. Ở những nơi đã có quy hoạch chi tiết cải tạo khu dân cư hoặc đã có dự án cải tạo nâng cấp đô thị thì phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Quy định lộ giới đường hẻm trước mắt phục vụ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở – nhà ở, công tác giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng nhà ở và các công trình trong hẻm. Mặt bằng lộ giới các đường hẻm phải được định vị rõ ràng trên bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm tỷ lệ 1/200, hoặc 1/500 hoặc 1/1000 (tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương để quyết định tỷ lệ bản đồ cho phù hợp) để phục vụ quản lý xây dựng của cấp thẩm quyền. Khi có điều kiện về kinh phí, trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ kiến thiết đường hẻm theo lộ giới được quy định với các tiêu chuẩn cao hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố.
Điều 2. Định nghĩa và phân loại đường hẻm
1. Đường hẻm là các tuyến đường phục vụ giao thông nội bộ khu vực và có lộ giới nhỏ hơn 12m.
2. Trong khu dân cư hiện hữu có các loại đường hẻm như sau:
a) Hẻm chính: là đường hẻm được nối thông vào đường phố (loại đường khu vực có lộ giới lớn hơn 12m) và các hẻm nhánh hoặc hẻm cụt khác.
b) Hẻm nhánh: là đường hẻm được nối vào đường phố hoặc hẻm chính, hoặc có liên thông với hẻm khác.
c) Hẻm cụt: là đường hẻm chỉ nối một đầu vào đường hẻm khác hoặc đường phố.
d) Lối đi chung: là đường hẻm cụt phục vụ giao thông nội bộ cho một số căn hộ, được hình thành khi phân tách lô đất.
Điều 3. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
1. Quy định về các chỉ tiêu quy hoạch – xây dựng lộ giới đường hẻm; về lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm trong các khu dân cư hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quy định này không áp dụng đối với các đường hẻm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 1/500 đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
b) Khu vực đã thực hiện dự án nâng cấp đô thị và đã thực hiện việc vận động người dân hiến đất xây dựng mở rộng hẻm, đồng thời chiều rộng đường hẻm đảm bảo quy định tại Điều 4 của Quyết định này.
CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH XÂY DỰNG LỘ GIỚI HẺM
Điều 4. Quy định lộ giới cho các loại đường hẻm
1. Lộ giới áp dụng cho hẻm chính: tối thiểu là 6m. Trong trường hợp đặc biệt: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện được quyền xem xét, quyết định lộ giới áp dụng cho hẻm chính nhỏ hơn quy định trên nhưng không nhỏ hơn 4,5m.
2. Lộ giới áp dụng cho hẻm nhánh và hẻm cụt: theo bảng 4-1 dưới đây.
Bảng 4-1
STT |
Chiều dài hẻm |
Lộ giới tối thiểu |
Ghi chú |
01 |
Nhỏ hơn 25m |
3,5m |
Khi không có trụ điện |
02 |
25m – 50m |
4,0m |
|
03 |
50m – 100m |
4,5m |
|
04 |
100m – 200m |
5,0m |
|
05 |
Lớn hơn 200m |
6,0m |
|
3. Chiều rộng lối đi chung được chọn cho phép nhỏ hơn 3,5m, nhưng không nhỏ hơn 2m, trên cơ sở ý kiến đồng thuận của các hộ dân.
4. Ở những nơi có mật độ dân cư sống hai bên hẻm quá cao (trên 300 người/ha) hoặc dọc theo hẻm có trụ điện cần tăng thêm 0,5m cho lộ giới quy định đối với các hẻm có lộ giới tối thiểu từ 3,5 – 4,5m trong bảng 4-1 trên đây.
5. Đối với các quận, huyện ven (trừ các quận nội thành cũ gồm quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 10 và quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận) cho phép điều chỉnh quy định chiều rộng lộ giới tối thiểu cao hơn quy định (tại bảng 4-1 trên) từ 0,5 – 1m và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Điều 5. Các quy định về quy hoạch – kiến trúc.
1. Trong trường hợp hẻm cụt dài quá 150m, không có điều kiện thông hẻm và có đủ điều kiện về quỹ đất hoặc được kết hợp với dự án xây dựng mới dọc hẻm thì ưu tiên bố trí chỗ quay đầu xe với kích thước phù hợp theo tiêu chuẩn quy phạm như:
– Có hình tam giác đều cạnh không nhỏ hơn 7m.
– Hoặc có hình vuông cạnh không nhỏ hơn 12m.
– Hoặc có hình tròn đường kính không nhỏ hơn 10m.
Trong trường hợp khu dân cư ổn định và không có đủ điều kiện quỹ đất để thực hiện theo phương án như trên thì nghiên cứu bố trí thêm hẻm cụt phụ ở dọc hẻm hoặc ở cuối hẻm tạo thành ngã ba ở cuối hẻm có lộ giới lớn hơn 3,5m và có vạt góc theo bán kính 5m để quay đầu xe.
2. Đối với các hẻm nhánh nối hai đầu với hẻm chính có chiều dài từ 50m trở xuống có lưu lư���ng giao thông không đáng kể và hiện trạng có các căn nhà ở đầu hẻm xây dựng kiên cố đã có giấy phép xây dựng nằm dọc theo đường hẻm thì cho phép xác định lộ giới như lối đi chung (rộng tối thiểu 2m) với ý kiến đồng thuận của các hộ dân trong khu vực hẻm trên.
3. Không bố trí xây dựng đường dây cao thế, trung thế đi nổi dọc theo đường hẻm. Khi bố trí đường dây hạ thế nổi thì không sử dụng dây trần. Trong trường hợp vì điều kiện kỹ thuật và kinh tế không thể xây dựng mới tuyến điện theo phương án ngầm được thì ngành điện phải có biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định và phù hợp theo Điều 4.8 – hành lang bảo vệ lưới điện theo 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam đã ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và theo Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
4. Khi thực hiện cải tạo nâng cấp hẻm, hệ thống đường dây điện thoại, cáp quang cần ưu tiên đặt ngầm để tạo không gian thông thoáng cho hẻm đối với hẻm có lộ giới tối thiểu 10m. Trường hợp tại những khu vực chưa đủ điều kiện về kỹ thuật và kinh phí xây dựng thì cho phép tiến hành từng bước việc ngầm hóa.
5. Tại giao lộ giữa các đường hẻm có lộ giới lớn hơn 4m, giữa hẻm chính với đường phố phải thực hiện vạt góc theo quy định (bằng 50% so với quy định cho đường phố theo Quy chuẩn xây dựng đã ban hành). Không vạt góc đối với các hẻm có lộ giới từ 4m trở xuống với các đường hẻm khác và công trình xây dựng cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới phải bo tròn cạnh ở tầng trệt và ở lầu trên với bán kính R = 1m để giảm mức độ ảnh hưởng đến lưu thông.
Điều 6. Các quy định về xây dựng
1. Việc xây dựng tầng hầm để xe ô tô chỉ áp dụng khi:
a) Công trình xây dựng có khoảng không gian rộng tối thiểu 3m (kể từ ranh lộ giới hẻm đến ranh đường dẫn xuống hầm) để đảm bảo việc xe ô tô lên xuống hầm không ảnh hưởng đến việc lưu thông trên đường hẻm.
b) Lộ giới đường hẻm lớn hơn 6m.
2. Trường hợp cần thiết cho phép đường hẻm đi qua tầng trệt của nhà mặt tiền trên đường chính (không áp dụng đối với các quận, huyện ven nêu tại mục 4, Điều 4 của Quy định này), phải đảm bảo quy định như sau:
a) Bề rộng đường hẻm không nhỏ hơn 3,5m;
b) Chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 4,25m.
Trường hợp này chỉ giải quyết cho giai đoạn trước mắt khi chưa có điều kiện mở đường hẻm khác và cần có ý kiến đồng thuận của chủ sở hữu khu đất.
3. Các yêu cầu khác về xây dựng liên quan đến sử dụng không gian đường hẻm: Áp dụng theo Điều 7.4 và Điều 7.5 – 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996″>682/BXD-CSXD ngày 14 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Đối với nhà xây dựng sát chỉ giới đường đỏ không cho phép xây dựng cố định bậc thềm, vệt dắt xe trong phạm vi lộ giới.
4. Tại những khu dân cư đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt có đường dự phóng trùng với đường hẻm hiện hữu thì việc cấp phép xây dựng phải tuân theo lộ giới quy hoạch của đường dự phóng. Trong trường hợp xét thấy quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt trước đây không khả thi thì Ủy ban nhân dân quận – huyện chủ động tổ chức nghiên cứu điều chỉnh theo quy định hiện hành.
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG BỐ QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG LỘ GIỚI ĐƯỜNG HẺM
Điều 7. Về thành phần hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm
1. Bản đồ hiện trạng địa chính và đường hẻm tỷ lệ 1/200, hoặc 1/500, hoặc 1/1000 (theo điều kiện cụ thể của từng địa phương).
2. Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm tỷ lệ 1/200, hoặc 1/500 hoặc 1/1000 (có danh mục các tuyến đường hẻm với lý trình cụ thể).
3. Thuyết minh tổng hợp và tóm tắt quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm.
4. Đĩa CD-ROOM lưu trữ bản vẽ quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm.
5. Biên bản lấy ý kiến của người dân thông qua đại diện tổ dân phố, các đoàn thể và Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn và báo cáo tổng hợp về nội dung lấy ý kiến.
Điều 8. Về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm
1. Ủy ban nhân dân quận – huyện phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch có chức năng để lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm phục vụ quản lý xây dựng.
2. Việc lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm được tiến hành tại các khu dân cư hiện hữu được xác định trong các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt.
3. Thời gian phê duyệt tại Ủy ban nhân dân quận – huyện là 30 ngày làm việc sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý xây dựng cấp quận – huyện và nhận đủ hồ sơ theo Điều 7 Quy định này.
4. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân quận – huyện có văn bản gửi Sở Quy hoạch – Kiến trúc có ý kiến tham vấn trước khi quyết định. Thời gian Sở Quy hoạch – Kiến trúc có ý kiến trả lời là 10 ngày làm việc.
Điều 9. Về lấy ý kiến về quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm
Việc lấy ý kiến về của nhân dân về quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm áp dụng theo Luật Xây dựng, Điều 25 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ và Mục III Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây dựng đã ban hành.
Điều 10. Công bố quy hoạch chi tiết xây dựng và cắm mốc lộ giới đường hẻm
1. Ủy ban nhân dân quận – huyện có trách nhiệm công bố quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý để mọi người thực hiện và giám sát việc thực hiện.
2. Hình thức công bố, công khai quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm được áp dụng theo Điều 39 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.
3. Ủy ban nhân dân quận – huyện chủ động tổ chức cắm mốc tim quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm kết hợp trên bản đồ tỷ lệ 1/200, hoặc 1/500, hoặc 1/1000 để quản lý với ngoài thực địa thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, theo nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên phù hợp yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng tại địa phương, trên cơ sở có đủ bản đồ địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
4. Nguyên tắc chung xác định lộ giới hẻm là lấy tim đường hiện hữu mở rộng đều hai bên và tùy theo tình hình hiện trạng sẽ nghiên cứu, xác định lựa chọn tim đường hẻm hợp lý nhất để quản lý. Đối với các đường hẻm khúc khuỷu gây trở ngại cho giao thông, khi xác định lộ giới cần thiết kế việc nắn hẻm.
5. Ủy ban nhân dân quận – huyện có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm khi có yêu cầu.
Điều 11. Về nguyên tắc tự quản
1. Đối với lối đi chung khi xác định lộ giới và cải tạo chỉnh trang đường hẻm sẽ do các hộ dân trong khu ở tự quyết định nhưng không trái với mức tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy định này. Nhà nước khuyến khích mở rộng các lối đi chung để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy, thoát hiểm và môi trường thông thoáng cho khu ở.
2. Trong trường hợp lối đi chung và hẻm cụt không đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, Ủy ban nhân dân quận – huyện cần chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ cộng đồng dân cư trong hẻm thực hiện việc hiến đất để mở rộng và chỉnh trang hẻm để đạt các tiêu chuẩn quy định.
3. Ủy ban nhân dân quận – huyện xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức lập dự án cải tạo các đường hẻm chưa đạt yêu cầu theo bản Quy định này trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trường hợp đã có ý kiến thống nhất của người dân trong khu vực về hướng đầu tư nâng cấp cải tạo đường hẻm thì ưu tiên triển khai thực hiện. Về nguyên tắc kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trong khu ở (mở rộng các đường hẻm, cống rãnh thoát nước, tuyến cấp nước…) trên cơ sở xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Điều 12. Phân công trách nhiệm
1. Ủy ban nhân dân quận – huyện:
a) Khi khoảng cách giữa các đường phố (có lộ giới lớn hơn 12m) vượt quá 180m, thì trong quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt theo phân cấp cần nghiên cứu phương án mở thêm đường phố hoặc đường hẻm có tính khả thi để tăng cường giao thông khu vực.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện tổ chức rà soát lại lộ giới các đường hẻm đã được phê duyệt trước đây nhưng không khả thi và căn cứ các quy định được ban hành theo Quyết định này để xem xét, điều chỉnh và phê duyệt lại, đồng thời tổ chức nâng cấp cải tạo các đường hẻm không đảm bảo yêu cầu đi lại và phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện việc kết hợp tổ chức cắm mốc tim quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm trên bản đồ tỷ lệ 1/200, hoặc 1/500, hoặc 1/1000 để quản lý với ngoài thực địa để phục vụ công tác quản lý xây dựng công trình trên tuyến đường hẻm. Trong trường hợp cần thiết thì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết.
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất và xây dựng công trình trong phạm vi lộ giới các đường hẻm được duyệt hoặc đã được cải tạo, nâng cấp thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
đ) Ủy ban nhân dân quận – huyện phối hợp với Sở Tài chính, Sở Quy hoạch – Kiến trúc để xác định và phê duyệt kinh phí thiết kế, thẩm định đối với hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới hẻm phù hợp theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng.
2. Sở Quy hoạch – Kiến trúc:
a) Sở Quy hoạch – Kiến trúc có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông – Công chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các quận – huyện rà soát lại tuyến và lộ giới các đường dự phóng (có lộ giới lớn hơn 12m) trong các khu dân cư hiện hữu đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt trước đây nhưng hiện nay không còn phù hợp, để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt điều chỉnh.
b) Sở Quy hoạch – Kiến trúc có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tổng hợp những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy định này, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.
3. Sở Giao thông – Công chính phối hợp với Sở Tài chính đối với các dự án liên quan đến địa giới hành chính từ 2 quận, huyện trở lên và với Ủy ban nhân dân quận – huyện đối với các dự án địa bàn từng quận, huyện để đề xuất chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện dự án mở đường.
4. Sở Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân quận – huyện trong việc quản lý cấp phép xây dựng, quản lý sau cấp phép xây dựng theo đúng lộ giới đường hẻm đã được phê duyệt.
5. Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy phối hợp với Ủy ban nhân dân quận – huyện rà soát các đường hẻm chưa đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy để Ủy ban nhân dân quận – huyện có kế hoạch lập, phê duyệt lộ gi��i và tiến hành cải tạo nâng cấp kịp thời./.
- Top 10 mẫu ghế văn phòng cao cấp với chi phí hợp lý nhất 2023
- Gạch Lát Vỉa Hè – Góp Phần Tô Điểm Cho Những Con Đường
- Thiết kế nhà – xu hướng hiện đại hóa, đa dạng công năng trong chính ngôi nhà của bạn
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996
- Khám phá Nova Phan Thiết – siêu thành phố biển sang trọng, đẳng cấp