Những quy định về phân cấp công trình xây dựng

Những quy định về phân cấp công trình xây dựng

Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ dựa trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng. Phân cấp công trình được quy định như thế nào? Tác dụng của phân loại, phân cấp công trình là gì? Vật liệu xây dựng Hà Nội sẽ giải đáp cho các bạn thông qua bài viết sau đây.

Phân cấp công trình xây dựng

Phân cấp công trình xây dựng

Được quy định tại điều 5 Luật xây dựng năm 2014

Công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình. Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.
Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.

Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ

Những quy định về phân cấp công trình xây dựng

Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ – CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng hướng dẫn quy định trên như sau:

Những quy định về phân cấp công trình xây dựng

Phân loại công trình xây dựng

Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại sau:
a) Công trình dân dụng
b) Công trình công nghiệp
c) Công trình giao thông
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật
e) Công trình quốc phòng, an ninh

Đối với công trình không được quy định trong các mục từ mục I đến mục V của Phụ lục I Nghị định này, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình.

Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau đây:

a) Quản lý phân hạng năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình
b) Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bước thiết kế xây dựng công trình
c) Phân định trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng
d) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng
đ) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
e) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng
g) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng
h) Các quy định khác có liên quan.
Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định của pháp luật có liên quan.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 3 Điều này.

Phân cấp công trình dân dụng

T.T

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1.1.1

Công trình giáo dục

1.1.1.1. Nhà trẻ, trường mẫu giáo

Tổng số trẻ toàn trường

 

 

≥ 100

< 100

 

1.1.1.2. Trường tiểu học

Tổng số học sinh toàn trường

 

 

≥ 700

< 700

 

1.1.1.3. Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Tổng số học sinh toàn trường

 

 

≥ 1.350

< 1.350

 

1.1.1.4. Trường đại học, trường cao đẳng; Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Tổng số sinh viên toàn trường

 

> 8.000

5.000 ÷ 8.000

< 5.000

 

1.1.2

Công trình y tế

1.1.2.1. Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương (Bệnh viện trung ương không thấp hơn cấp I)

Tổng số giường bệnh lưu trú

> 1.000

500 ÷ 1.000

250 ÷ < 500

< 250

 

1.1.2.2. Trung tâm thí nghiệm an toàn sinh học (Cấp độ an toàn sinh học xác định theo quy định của ngành y tế)

Cấp độ an toàn sinh học (ATSH)

 

ATSH cấp độ 4

ATSH cấp độ 3

ATSH cấp độ 1 và cấp độ 2

 

1.1.3

Công trình thể thao

 

1.1.3.1. Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao ngoài trời có khán đài (Sân vận động quốc gia, sân thi đấu quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ)

> 40

> 20 ÷ 40

5 ÷ 20

< 5

 

1.1.3.2. Nhà thi đấu, tập luyện các môn thể thao có khán đài (Nhà thi đấu thể thao quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ)

> 7,5

5 ÷ 7,5

2 ÷ < 5

< 2

 

1.1.3.3. Sân gôn

Số lỗ

 

36

18

< 18

 

1.1.3.4. Bể bơi, sân thể thao ngoài trời

Tầm quan trọng

 

 

 

Đạt chuẩn thi đấu thể thao cấp quốc gia

Hoạt động thể thao phong trào

1.1.4

Công trình văn hóa

 

1.1.4.1. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người khác (Trung tâm hội nghị quốc gia không nhỏ hơn cấp I)

Tổng sức chứa (nghìn người)

> 3

> 1,2 ÷ 3

> 0,3 ÷ 1,2

≤ 0,3

 

1.1.4.2. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày

Tầm quan trọng

 

Quốc gia

Tỉnh, Ngành

Các trường hợp còn lại

 

1.1.5

Chợ

Số Điểm kinh doanh

 

 

 

> 400

≤ 400

1.1.6

Nhà ga

 

Nhà ga hàng không (Nhà ga chính)

Lượt hành khách (triệu khách/năm)

≥ 10

< 10

 

 

 

1.1.7

Trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị

 

Trụ sở làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; Trụ sở làm việc của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp; Trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội

Tầm quan trọng

Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Chính phủ, Trụ sở Trung ương Đảng và các công trình đặc biệt quan trọng khác

Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy; HĐND, UBND Tỉnh; Bộ, Tổng cục và cấp tương đương

Trụ sở làm việc của Huyện ủy; HĐND, UBND Huyện; Sở và cấp tương đương

Trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND Xã và cấp tương đương

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<