Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là gì? Gồm các bước nào?

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Đầu tư xây dựng công trình hay việc thi công đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vậy, ngay sau đây, hãy cùng Vật liệu xây dựng Hà Nội tìm hiểu về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và những vấn đề liên quan.

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là gì?

Quản lý dự án đầu tư: quản lý dự án đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiện quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là gì?

Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

  • Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  • Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.

Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Xét cụ thể đối với việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau:
Quản lý việc thiết kế kỹ thuật và lập dự toán, tổng dự toán công trình
Quản lý việc thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
Quản lý việc xin giấy phép xây dựng công trình.
Quản lý việc tuyển chọn nhà thầu và hợp đồng thực hiện dự án.
Quản lý thi công xây dựng công trình (quản lý về chất lượng; quản lý về tiến độ; quản lý về khối lượng; quản lý ATLĐ; quản lý vệ sinh môi trường; quản lý nhân lực và quản lý thông tin).
Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý rủi ro.

Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình gồm mấy giai đoạn

Quản lý một dự án thông thường gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn xác định và tổ chức dự án
  • Giai đoạn lập kế hoạch dự án
  • Giai đoạn quản lý thực hiện dự án
  • Giai đoạn kết thúc dự án

Giai đoạn 1: Xác định và tổ chức dự án, nội dung gồm:

a) Xác định mục tiêu dự án
Xác định đích đến của dự án là gì? Cụ thể: Giải quyết vấn đề gì? Kết quả phải đạt được là gì?

Làm cho tất cả mọi người ở các bộ phận tham gia quản lý dự án đều hiểu và nhất trí về mục tiêu dự án.

Các câu hỏi đặt ra:

  • Mục đích của các công việc phải thực hiện là gì?
  • Ai sẽ được hưởng lợi từ kết quả này?
  • Mục tiêu của các thành phần liên quan (chủ thể tham gia vào quá trình quản lý) sẽ khác nhau thế nào?
  • Tiêu chuẩn  nào các thành phần sử dụng để đánh giá thành công của dự án?

b) Tổ chức công việc của dự án
Xác định nhân sự và nguồn lực cần thiết để triển khai công việc:
Nhân sự: Cần có nhóm nòng cốt là những người có kinh nghiệm, có ảnh hưởng quan trọng vừa có chuyên môn, vừa có năng lực tổ chức
Nguồn lực thực hiện công việc: Phương tiện, điều kiện vật chất để thực hiện từng loại công việc trong phạm vi nhiệm vụ.

Giai đoạn 2. Lập kế hoạch thực hiện dự án, nội dung

Xác định các nhiệm vụ / công việc cần thiết để đạt được mục tiêu
Trình tự và thời hạn hoàn thành tất cả các nhiệm vụ / công việc Một số vấn đề cần giải quyết:

  • Phân định nhiệm vụ chính, phụ
  • Xác định thời gian hợp lý để thực hiện từng công việc
  • Khoảng thời gian chung để thực hiện dự án
  • Phân tích mức độ chất tải của các bộ phận thực hiện các công việc để điều chỉnh cho thích hợp với yêu cầu thực tế.

Giai đoạn 3: Quản lý thực hiện dự án, nội dung gồm:

Thực hiện các kỹ năng quản lý: Tạo động lực thúc đẩy và tập trung vào mục tiêu, làm trung gian giải quyết các mối quan hệ các cấp, quyết định phân bổ, điều chỉnh nguồn lực, giải quyết các vấn đề phát sinh.

Kiểm tra, giám sát tiến độ, ngân sách và chất lượng (đảm bảo cho dự án luôn theo đúng lịch trình, ngân sách và các tiêu chuẩn chất lượng đã định, đảm bảo an toàn và điều kiện môi trường).

Giai đoạn 4. Kết thúc dự án

Hoàn thành mục tiêu dự án, chuyển kết quả cho các thành phần liên quan.
Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Giải tán Ban quản lý/Nhóm dự án (các bộ phận huy động thực hiện quản lý dự án)

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<