Sàn gỗ tự nhiên và những ưu nhược điểm nên lưu ý
Sàn gỗ đã và đang trở thành một xu hướng mới của chủ đầu tư và các nhà thiết kế trong xây dựng và kiến trúc, trong đó sàn gỗ tự nhiên là một trong những loại sàn gỗ được sử dụng phổ biến trên thị trường. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sàn gỗ tự nhiên cũng như những ưu điểm và ứng dụng tuyệt vời của nó.
Sàn gỗ tự nhiên là gì?
Sàn gỗ tự nhiên là loại sàn gỗ được con người khai thác từ gỗ thiên nhiên và qua quá trình gia công, ngâm tẩm và sấy ở nhiệt độ thích hợp, loại bỏ nước tự do và nước thấm trong gỗ để thành tấm ván hoàn chỉnh, có tính thẩm mỹ dùng để lát sàn.
Sàn gỗ tự nhiên được làm từ nhiều loại gỗ như: gỗ sồi, gỗ thông, gỗ dẻ, gỗ tếch, gỗ pơ – mu, cẩm lai, giáng hương,…
Ưu điểm của sàn gỗ tự nhiên
- Chất liệu gỗ tốt: Sàn gỗ tự nhiên được làm từ các loại gỗ quý có tuổi thọ cao,chất liệu gỗ cứng, đồng đều và được ngâm tẩm kĩ nên hạn chế được sự ăn mòn, oxi hoá khi dùng trong môi trường ẩm ướt và bền trong môi trường khô ráo.
- Tính thẩm mỹ cao, đem đến vẻ đẹp tự nhiên cho không gian của bạn: Do được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên, sàn gỗ tự nhiên vẫn luôn giữ được các vân gỗ tự nhiên với nhiều kiểu vân gỗ đa dạng. Ngoài ra, người sử dụng có thể thực hiện tạo hoa văn nghệ thuật tùy ý lên bề mặt gỗ để tăng tính thẩm mỹ cho sàn gỗ.
- Bền bỉ với thời gian: Bề mặt sàn gỗ được sơn phủ bởi lớp sơn UV, tạo bề mặt sàn luôn sáng đẹp, giữ được màu sắc tự nhiên hài hoà của gỗ, đồng thời làm tăng khả năng chống ẩm bề mặt gỗ, chống mối mọt, hạn chế trầy xước, cháy trên bề mặt.
- An toàn đối với người sử dụng và thân thiện với môi trường: Sàn gỗ tự nhiên được chế tạo hoàn toàn từ những thân cây gỗ lâu năm, chính vì thế, nó hoàn toàn không có độc tố gây hại cho con người cũng như đối với môi trường, thay vào đó sàn gỗ tự nhiên có khả năng tự điều hòa không khí, không thải chất độc hại ra môi trường, đồng thời có thể hấp thụ các chất khí độc do các vật dụng khác tiết ra. Đó cũng chính là lý do mà nhiều gia đình sử dụng sàn gỗ tự nhiên trong những không gian kín như phòng ngủ để điều hòa không khí trong phòng, đem đến cho con người cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Khả năng cách nhiệt, cách điện tốt.
Nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên
Bên cạnh những ưu điểm trên thì sàn gỗ tự nhiên cũng tồn tại một số điểm trừ nhỏ:
Sàn gỗ dễ bị hỏng bởi các sinh vật phá hoại gỗ như mục nát, mối mọt do con mối, mọt đục. Mặc dù đã qua ngâm tẩm và sấy khô nhưng khả năng bị mối mọt chỉ có thể hạn chế nhưng không loại bỏ được hoàn toàn. Khi sàn gỗ tự nhiên bị mối mọt, ẩm ướt thì thường bốc mài gây khó chịu cho con người.
Tính đàn hồi thấp nên sàn gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh, dãn nở khi độ ẩm môi trường cao, ngược lại khi trời nóng thì hay co ngót tạo các khe hở gây mất thẩm mỹ.
Sàn gỗ tự nhiên có giá thành cao hơn sàn gỗ công nghiệp rất nhiều.
Cách bảo quản sàn gỗ tự nhiên
Để tránh trầy xước bề mặt những vật dụng trong gia đình như bàn, ghế, tủ,…, ta có thể cắt những miếng mút xốp hoặc nỉ vừa đúng với tiết diện của chân bàn, ghế, tủ,… rồi dán vào dưới chân chúng.
Không để mưa hắt vào nhà, nhớ đóng cửa trước khi ra khỏi nhà.
Sửa ngay khi phát hiện sự thấm dột, luôn nhớ kiểm tra độ an toàn của các vòi nước để tránh nước chảy tràn ra sàn nhà.
Phân biệt sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp
Nếu như sàn gỗ tự nhiên được sản xuất trực tiếp và hoàn toàn 100% từ những thân cây gỗ lâu năm thì sàn gỗ công nghiệp được sản xuất từ nguyên liệu gỗ tự nhiên kết hợp với một số nguyên liệu khác, vì thế sàn gỗ tự nhiên có độ bền cao hơn so với sàn gỗ công nghiệp.