1 vạn là bao nhiêu ? 1 vạn bằng bao nhiêu?
Hỏi: 1 vạn bằng bao nhiêu, 1 vạn thì ứng với đơn vị nào, đây hiện đang là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay nếu như không sử dụng thường xuyên hoặc chưa nghe đến bao giờ chúng ta cũng có khó thể nắm rõ được.
1 vạn bằng bao nhiêu? trong việc đếm số hoặc học văn hóa ở trường thì có nhiều người trẻ hiện đại, các em nhỏ còn thắc mắc về thuận ngữ “1 vạn” Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường hay sử dụng các đơn vị như 1 chục, 1 ngàn, 1 triệu, hay 1 tỷ chứ ít khi dùng là 1 vạn. Thuật ngữ 1 vạn thường hay xuất hiện nhiều trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc, hay những sự kiện lịch sử hay nói là 1 vạn quân, hay 1 vạn lính…
Hầu hết chúng ta đã từng nghe qua về cách gọi cơ số đơn vị “vạn” rồi, đặc biệt trong các bài giảng lịch sử chiến tranh, thương nghe thấy các câu như “quân Nguyên Mông đem hàng vạn quân xâm lược...” hay đơn giản như nếu bạn đã đọc sách Tam Quốc hoặc xem phim chiến tranh cổ xưa ở Trung Quốc thì càng gặp nhiều hơn từ ngữ “vạn quân”. Trong trận chiến Xích Bích, Tào Tháo dẫn 83 vạn đại quân sang đánh liên mình Tôn – Lưu, trong khi lực lượng Tôn – Lưu chỉ có trên dưới 5 vạn binh mã.
Vậy 1 vạn là bao nhiêu?
Để tính toán 1 vạn là bao nhiêu, chúng ta nên đưa ra một quy ước hay nói cách khác là một công thức để có thể tính toán nhanh chóng các đơn vị theo “vạn”. Hãy cùng xem công thức phía dưới là lưu lại nhé:
1 vạn = 10 ngàn = 10.000 (Một vạn bằng mười ngàn)
10 vạn = 100 ngàn = 100.000 (Mười vạn bằng một trăm ngàn)
100 vạn = 1000 ngàn = 1.000.000 (Một trăm vạn bằng một triệu)
Dựa vào công thức ở trên hy vọng đã giúp bạn hiểu 1 vạn bằng bao nhiêu, khi đã nắm được công thức đổi 1 vạn bằng bao nhiêu thì khi chúng ta có nhu cầu chuyển đổi lớn hơn như 10 vạn, hay 100 vạn đều có thể dễ dàng thực hiện, đây là kiến thức cơ bản nhưng cũng khá quan trọng, chúng ta nên nắm được bởi trong thực tế cuộc sống hằng ngày đơn vị vạn sẽ xuất hiện trong giao tiếp và kinh doanh nhiều.
1 vạn gạch bằng bao nhiêu viên?
Khi bạn có kế hoạch cải tạo nhà hay xây nhà mới thì việc tính toán thật kỹ các chi phí là điều quan trọng nhất, đặc biệt là khi gia đình muốn xây nhà mới thì việc tính toán xác chi phí cần được càng chi tiết thì càng đảm bảo tránh được những chi phí phát sinh quá nhiều, dẫn đến chi phí xây nhà bị “đội” lên cao so với dự tính. Nhưng khi tìm hiểu về giá cả vật liệu xây dựng, bạn thường bắt gặp những thuật ngữ như “vạn gạch”, “thiên gạch” gây khó khăn trong việc tính toán. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi: 1 vạn gạch bằng bao nhiêu viên?
1 vạn gạch bằng bao nhiêu viên?
Trong xây dựng, có một số thuật ngữ khá khó hiểu như: “thiên”, “vạn”. Đây là những thuật ngữ chỉ số lượng gạch trong vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, thuật ngữ này đói với những người không có chuyên môn trong lĩnh vực vật liệu xây dững sẽ khó để hiểu, biết được 1 thiên gạch bằng bao nhiên viên.
Trước hết, thiên và vạn đều là những từ xuất phát từ tiếng Hán – Việt, là đơn vị đo lường được sử dụng nhiều trong thời xưa: Thiên = 1.000, Vạn = 10.000. Vì vậy, 1 thiên gạch bằng 1.000 viên gạch, 1 vạn gạch bằng 10.000 viên. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này chỉ được sử dụng cho các loại gạch xây, gạch đỏ, còn với gạch ốp lát, thuật ngữ này không được áp dụng.
1m2 tường cần bao nhiêu gạch
Với kích thước viên gạch ống hiện nay tại VN là 80x80x180 mm, thì số lượng gạch xây cho 1m2 tường trên thực tế như sau:
Tùy theo loại gạch (gạch ống, gạch thẻ, gạch chỉ..), tùy theo kích thước viên gạch và tùy thuộc chiều dày tường (dày 100 hay 200..) , loại tường (tường thẳng hay cong vặn vỏ đỗ..) mà có định mức hao phí số viên gạch, vữa (XM, cát, nước) cho 1m3 xây tường khác nhau.
Đối với tường 100: trung bình 55 viên / 1m2
Đối với tường 200: trung bình 110 viên / 1m2
Bên cạnh việc tính toán số lượng gạch thì trong quá trình xây, gạch cần được đảm bảo những tiêu chuẩn khác nhau. Trừ những trường hợp đã được quy định riêng, công tác xây gạch phải đảm bảo một số điều kiện kỹ thuật sau đây:
– Trung bình mạch nằm dày 12mm, mạch đứng dày 10mm (khoảng cách giữa 2 viên gạch). Giới hạn của mạch dày 7mm đến 15mm. Riêng về gạch xây, mạch dày nhiều nhất không được quá 12mm.
– Trước khi xây: Gạch phải nhúng nước kỹ để gạch ngậm no nước, tránh để gạch hút nước của xi măng làm giảm chất lượng công trình.
– Không chặt gạch lành ra để xây mà phải dùng gạch vỡ khi cần xây những chỗ hẹp nhỏ hơn quy cách viên gạch.
Tiếp đến là định mức định mức xây tô 1m2 tường chung:
Xây tô hoàn thiện 2 mặt (1m2 tường):
Tường 100: từ 170-200k đến 450-500k
Tường 200: từ 300-350k đến 700-750k
Để có thể tiết kiệm chi phí và tránh trường hợp giá cả xây tô của nhà bị nâng lên cao thì bạn cần phải tìm hiểu giá nguyên vật liệu của nhiều địa điểm và nắm bắt chắc các thuật ngữ của ngành vật liệu xây dựng. Đồng thời hãy chọn nhà thầu thật uy tín để đảm bảo chất lượng và thời gian thi công ngôi nhà nhé.