Móng đơn là gì và quy trình thi công móng đơn

Móng đơn là gì và quy trình thi công móng đơn

Móng đơn là gì? Quy trình thi công móng đơn là vấn đề quan tâm của rất nhiều người hiện nay khi đang có nhu cầu tìm hiểu các loại móng phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

Với mỗi công trình xây dựng, phần móng nhà là bộ phận quan trọng trực tiếp chịu tải trọng giúp nâng đỡ toàn bộ công trình vì thế sẽ được lựa chọn dựa theo mức tải trọng công trình cũng như điều kiện địa chất nơi xây nhà. So với các loại móng khác thì móng đơn là loại móng cơ bản cho các công trình nhà dân dụng được xây dựng trên nền đất tốt và không tốn quá nhiều chi phí đồng thời quá trình thi công cũng không quá phức tạp.

Móng đơn là gì và quy trình thi công móng đơn

Móng đơn là gì?

Hiểu một cách đơn giản, móng đơn hay còn gọi là móng cốc, là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực và được sử dụng phổ biến để cải tạo, gia cố hoặc xây dựng trong các công trình có tải trọng vừa và nhẹ như nhà cấp 1, nhà 2 tầng, 3 tầng,… với nền đất bên dưới tương đối cứng.

Móng đơn là loại móng được dùng nhiều trong việc cải tạo, gia cố hoặc xây dựng trong các công trình có tải trọng vừa và nhẹ

Móng đơn thường được bố trí ngay cưới chân cột, có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, tám cạnh, tròn, chữ nhật,… tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của nó. Hiện nay móng đơn được dùng trong các công trình nhỏ lẻ và tiết kiệm chi phí nhất trong tất cả các loại móng. Trong thực tế ở một số vùng đất yếu với những công trình xây dựng 1 tầng chúng ta vẫn có thể dùng loại móng này nhưng phải gia cố nền đất bằng cách đóng cừ tràm hoặc cọc tre.

Cấu tạo móng đơn

Chúng ta vừa được biết móng đơn là gì, vậy còn cấu tạo của móng đơn?
Móng đơn được cấu tạo bởi một lớp bê tông cốt thép dày có 1 cột trụ duy nhất. Với các công trình dân dụng và công nghiệp, phần đáy móng thường được đặt lên một lớp đất tốt với chiều sâu tối thiểu là 1m nhằm mục đích tạo ra 1 bề mặt bằng phẳng để tránh sự thay đổi giữa vùng giáp ranh của lớp đất tốt và xấu đồng thời tránh sự trương nỡ của loại đất có tính trương nỡ khi bị bão hòa nước.

Theo các KTS, cấu tạo móng đơn cho phần đáy móng nên hạn chế đặt móng trên mặt đất hay trên nền mới đắp để tránh sự phá hoại của các yếu tố thời tiết như xói mòn, sạt lở đất hay lún đất ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Cấu tạo móng đơn

Trên thực tế, móng đơn được liên kết với nhau bởi hệ dầm móng được làm từ một hay nhiều tảng vừa có tác dụng đỡ hệ tường xây bên trên, vừa có tác dụng giằng các móng đơn tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng. Trọng lượng của mỗi tảng phụ thuộc vào sức nâng của cần trục và các phương tiện vận chuyển.

Quy trình thi công móng đơn có những bước nào

  • Công tác chuẩn bị

Khâu chuẩn bị, bằng mặt đất để chuẩn bị đào móng khá quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình

Là bước căn bản đầu tiên trong quy trình thi công móng đơn, bạn cần giải phóng mặt bằng khu đất, chuẩn bị nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…sẵn sàng cho công tác thi công móng đơn được tiến hành thuận lợi.Bên cạnh đó, khâu chọn nguyên vật liệu như thép, cát, xi măng, đá,… cũng cần được chuẩn bị chu đáo cả về số lượng, chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng công trình, khả năng chịu tải của móng. Các phương tiện, máy móc thiết bị thi công cũng cần được chuẩn bị ổn thỏa để đảm bảo tiến độ của quy trình thi công móng đơn diễn ra tốt nhất.

Ngoài ra trước khi thi công móng đơn, bạn cần tiến hành san lấp mặt bằng xây dựng, dọn dẹp khu đất xây dựng sạch sẽ để thuận tiện cho quá trình thi công móng.Nếu như chủ đầu tư đã bàn giao trọn gói cho đơn vị thi công thực hiện thì bạn cũng nên kết hợp để giám sát và kiểm tra công tác chuẩn bị.

  • Đóng cọc

Bước tiếp theo trong quy trình thi công móng đơn là đóng cọc. Tùy theo vào bản thiết kế hình dạng công trình để xác định vị trí đóng cọc, kích thước cọc cũng như khoảng cách giữa các cọc trong công tác móng. Đối với những công trình xây dựng trên nền đất yếu có thể gia cố nền đất bằng cách đóng cừ tràm hoặc cọc tre khi làm móng để việc thi công móng đơn được diễn ra thuận lợi và đảm bảo yếu tố về độ lún mềm của đất. Việc đóng cọc được thực hiện bằng các thiết bị máy móc hiện đại cùng với sự hỗ trợ, giám sát của con người.

 Quy trình thi công móng đơn có những bước nào

  • Đào hố móng

Sau khi phần cọc đá cố định, công việc tiếp theo cần làm là đào đất hố móng xung quanh phần cọc đó. Lưu ý trong quá trình đào hố móng, cần phải đo lường được độ nông, độ dâu và diện tích hố móng đủ rộng để khi đổ bê tông móng đảm bảo được yêu cầu về kích thước so với tải trọng của công trình.

Trong suốt quy trình thi công móng đơn, cần giữ hố móng ở trong điều kiện khô ráo không bị ngập úng khi trời mưa. Trường hợp có nước ở trong móng thì cần phải hút đi để tránh làm ảnh hưởng tới độ bền của móng.

  • Làm phẳng mặt hố móng

Hố móng sau khi được đào phải được làm phẳng bằng cách san đất trải đều mặt hố hoặc sử dụng đá có kích cỡ tương đồng nhau tạo bề mặt hố bằng phẳng nhằm giúp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp như máy đầm, đầm tay để đầm bề mặt hố móng một cách dễ dàng.

  • Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng

Thông thường sau khi làm phẳng mặt hố móng cần đổ một lớp bê tông để lót móng. Lớp lót bê tông được dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên đồng thời tạo bề mặt bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.

Ngoài ra đổ thêm lớp bê tông lót móng sẽ giúp hạn chế biến dạng của đất đai do tác động từ bên ngoài và chống các xâm hại bên ngoài bảo vệ lớp bê tông móng cực kỳ hiệu quả.

  • Cắt đầu cọc

Công việc tiếp theo cần làm trong quy trình thi công móng đơn chính là cắt đầu cọc theo yêu cầu của thiết kế, của bản vẽ. Bạn có thể thực thiện công đoạn này bằng các phương pháp cắt thủ công hoặc sử dụng máy móc chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả công trình.

  • Ghép cốt pha móng

Sau khi hoàn thành công đoạn trên, ta tiếp tục tiến hành bước ghép cốt pha móng bằng cách ghép các mảnh gỗ kín lại với nhau để đảm bảo không có hiện tượng nước xi măng bị chảy ra ngoài trong quá trình đổ móng. Gỗ để ghép bê tông cũng phải chắc chắn để đảm bảo gỗ luôn chịu được mọi lực, không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong quy trình thi công móng đơn.

 Quy trình thi công móng đơn có những bước nào

  • Đổ bê tông

Sau khi hoàn thành công tác cốt thép và công tác cốp pha, bạn tiến hành đổ bê tông móng bằng cách trộn các loại đá nhân tạo với xi măng, cát, nước dựa đúng tiêu chuẩn về tỉ lệ và đúng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau để liên kết các chất liệu lại với nhau đồng thời đảm bảo độ chắc chắn và vững chãi của công trình.

Lưu ý trong quy trình thi công móng đơn phải giữ bề mặt móng luôn được khô ráo, không được để tình trạng còn nước trong hố móng, vì như vậy sẽ làm giảm độ kết dính của bê tông từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của móng.

  • Tháo cốp pha móng

Theo các KTS, bê tông móng là cấu kiện được đặt trực tiếp lên trên lớp nền cứng vì thế thông thường chỉ cần bê tông đạt độ liên kết cố định sau 1 – 2 ngày là có thể tháo cốp pha tuy nhiên cũng tùy vào điều kiện thời tiết mà số ngày bạn có thể tháo dỡ cốt pha nhanh hay chậm để cách thi công móng đơn đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Bảo dưỡng bê tông

Sau khi đổ xong bê tông tầm 4 tiếng, bạn cần đảm bảo độ ẩm cho bê tông bằng cách tưới nước ít nhất 3 lần 1 ngày để bê tông không bị khô, nứt nẻ. Bê tông móng cần được bản dưỡng đúng quy cách để đảm bảo được chất lượng của bê tông thành phẩm.

Trên đây là một vài chia sẻ liên quan đến móng đơn là gì quy trình thi công móng đơn hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết để có thể tự thi công hoặc nắm được việc giám sát công trình xây dựng của mình.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<