Quy trình 8 bước sửa chữa nhà xưởng chi tiết

Công trình nhà xưởng là một trong những cơ sở hạ tầng có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy, sau một khoảng thời gian dài hoạt động, một số hạng mục trong nhà xưởng bị xuống cấp là điều bình thường. Lúc này, chủ đầu tư sẽ tìm đến các đơn vị sửa chữa nhà xưởng nhằm cải tạo, bảo trì lại nhà xưởng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu suất sản xuất. Cùng Homemy tìm hiểu quy trình và dự toán chi phí cải tạo nhà xưởng dưới đây. 

1. Tại sao cần bảo trì, sửa chữa nhà xưởng? 

Có rất nhiều lý do để chủ đầu tư bắt đầu sửa chữa nhà xưởng sau khi thi công nhà xưởng Hà Nội, sau đây là một vài lý do phổ biến nhất:

  • Nhà xưởng bị xuống cấp, hư hại: Sau một thời gian dài hoạt động, dưới sự tác động từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, mưa, gió,.. nhà xưởng bắt đầu xuống cấp và một vài hạng mục bắt đầu hư hại. Ví dụ như trần bị thấm nước, khung kèo thép bị gỉ, hệ thống điện nước bị xuống cấp,…Điều này gây mất an toàn đối với người lao động
  • Tối ưu chi phí và thời gian: Thay vì xây lại toàn bộ nhà xưởng, việc cải tạo, sửa chữa nhà xưởng giúp tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian.
  • Nhu cầu mở rộng, thay đổi công năng: Trong quá trình sản xuất, chủ đầu tư muốn thay đổi công năng, cơ cấu làm việc để sản xuất một sản phẩm mới. Hay quy mô nhà xưởng ngày càng lớn nên phải mở rộng khu vực sản xuất, kho bãi, nhà ăn và nhà xe để đảm bảo hiệu suất công việc.

2. Quy trình sửa chữa nhà xưởng 

Để chủ đầu tư theo dõi công việc sửa chữa nhà xưởng một cách thuận lợi nhất. Các công ty thi công nhà xưởng Đà Nẵng, Hải Phòng, Vũng Tàu,…có một quy trình cải tạo nhà xưởng chi tiết và rõ ràng, gồm các bước:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng
  • Bước 2: Khảo sát, đo đạc, thiết kế
  • Bước 3: Tư vấn dịch vụ (phương án, báo giá)
  • Bước 4: Điều chỉnh theo yêu cầu khách hàng
  • Bước 5: Ký hợp đồng sửa chữa nhà xưởng
  • Bước 6: Tiến hành sửa chữa
  • Bước 7: Thanh toán chi phí và bàn giao công trình
  • Bước 8: Bảo hành

3. Những hạng mục thường gặp khi bảo trì nhà xưởng

3.1. Làm mát nhà xưởng 

Quá trình hoạt động và sản xuất liên tục từ thiết bị và con người khiến sinh ra rất nhiều nguồn nhiệt nóng. Nhà xưởng là một không gian kín và lợp tôn nên không có không khí làm mát kịp thời. Điều này dẫn đến năng xuất giảm, máy móc nhanh hư hỏng và con người không thể tập trung làm việc.

Giải pháp:

  • Sử dụng hệ thống phun sương
  • Thi công tấm lợp cách nhiệt
  • Thi công sơn cách nhiệt
  • Lắp đặt hệ thống thông gió cho không khí đối lưu,…

3.2. Sửa chữa mái tôn 

Phần mái là nơi chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài nhất nên cũng là phần dễ hư hỏng nhất. Sau thời gian dài chịu tác động của nắng mưa, mái sẽ có hiện tượng nứt, dột làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hoặc có thể làm hư hỏng máy móc.

Giải pháp: Sử dụng mái tôn được làm bằng sắt thép, độ cứng cáp tốt, chịu được nhiệt độ cao. Hơn nữa, các kết cấu thép mái tôn hàn gắn với nhau nên rất kiên cố.

3.3. Bảo trì hệ thống điện nước 

Nhà xưởng là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất liên tục của máy móc, thiết bị và con người trong thời gian dài. Cho nên, hệ thống điện nước tại nhà xưởng bị chập điện do cường độ làm việc cao, công suất hoạt động cao, nước không đủ cung cấp cho khu vực sản xuất,…

Giải pháp:

  • Xử lý khắc phục các sự cố về điện, sự cố cháy nổ, cầu dao, ổ cắm, tủ điện hay mất điện ở một số vị trí,…
  • Xử lý khắc phục các sự cố về nước: sửa chữa lại đường ống dẫn nước, cấp nước, gãy vòi, hư van,…

3.4. Mở rộng khu vực sản xuất 

Chủ đầu tư muốn mở rộng khu vực sản xuất để tăng hiệu suất và sản lượng công việc sau một thời gian dài kinh doanh.

Giải pháp: Nâng tầng sàn lửng giúp tạo thêm một khoản không gian nhỏ có tải trọng tương đối và cách này cũng giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa nhà xưởng

4. Dự toán chi phí cải tạo nhà xưởng

Chi phí sửa chữa nhà xưởng phụ thuộc vào nhu cầu và hạng mục mà chủ đầu tư muốn cải tạo. Tuy nhiên, đây là bảng báo giá dự toán chi phí cải tạo nhà xưởng mà chủ nhà xưởng có thể tham khảo để tính toán chi phí.

5. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà xưởng 

Khi thực hiện việc sửa chữa nhà xưởng, cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Căn cứ theo Điều 96 và Điều 102 của Luật Xây dựng 2014 cùng Điều 12 Thông tư 15/2016/TT-BXD, quy trình xin giấy phép sửa chữa bao gồm các thủ tục sau:

Hồ sơ cần nộp gồm 2 bộ với các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD.
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công trình.
  • Bản vẽ hiện trạng bộ phận cần sửa chữa kèm theo ảnh chụp hiện trạng (kích thước 10 x 15 cm).

Hồ sơ sẽ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020.

Việc cải tạo và sửa chữa nhà xưởng không chỉ góp phần duy trì hiệu suất hoạt động mà còn đảm bảo an toàn cho nhân viên và bảo vệ tài sản bên trong. Những hạng mục như chống nóng, mở rộng diện tích bằng sàn lửng, hay sửa chữa hệ thống điện nước,…đều giúp cải thiện môi trường làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Homemy hy vọng những thông tin trên có thể giúp chủ đầu tư tính toán và cân nhắc các hạng mục cần thiết cần cải tạo. .

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<