Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng mẫu

Bản nghiệm thu xây dựng – Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng mẫu

Trong xây dựng, việc thiết kế, thi công và hoàn thiện một công trình xây dựng trải qua nhiều giai đoạn. Không phải chỉ đơn giản thi công xong là hoàn thiện, mà cần phải có biên bản nghiệm thu công trình xây dựng. Vậy, biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là gì? Tại sao lại phải làm biên bản đó? Và liệu có mẫu biên bản mẫu nào cho vấn đề này hay không? Bài viết sau đây, Vật liệu xây dựng Hà Nội sẽ chia sẻ đến bạn đọc.

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là gì?

Việc hoàn thành biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là bắt buộc đối với tất cả các công trình để hoàn thành nó. Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng. Mẫu biên bản nghiệm thu công trình này nêu rõ hạng mục công trình, địa điểm xây dựng, thành phần tham gia, đánh giá công trình nghiệm thu, …

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là gì?

Mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng

Mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng còn nêu rõ chất lượng công trình có đạt hay không, có đáp ứng đúng với yêu cầu của bản thiết kế và quy chuẩn đưa ra hay không, cùng với đó là những ý kiến nghiệm thu khác cũng được trình bày rõ trong biên bản và cuối cùng là kết luận, cần nêu rõ quan điểm cũng như nghiệm thu công trình hay trình bày rõ những thiếu sót để hoàn thiện và sửa chữa.

Cuối cùng của biên bản cũng có chữ ký xác nhận của cán bộ giám sát thi công cùng với kỹ thuật thi công trực tiếp, xác nhận công trình đảm bảo công trình được nghiệm thu.

 

Tên Chủ đầu tư  ……………………………………………………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

Địa điểm, ngày………. tháng………. năm………..

 

BIÊN BẢN

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

HOẶC CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ  DỤNG

 

1. Công trình/hạng mục công trình: …………………………………….………………..…………

2. Địa điểm xây dựng: …………………………………………………..

3. Thành phần tham gia nghiệm thu

a) Phía chủ đầu tư:  (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

– Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình : (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

– Người phụ trách thi công trực tiếp :  (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

– Chủ nhiệm thiết kế : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

4. Thời gian tiến hành nghiệm thu :   

Bắt đầu :             ………. ngày……….. tháng………. năm………       

Kết thúc :           ……….  ngày……….. tháng………. năm………

Tại: …………………………………………………………..

5. Đánh giá hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:      

     a) Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu;

     b) Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật);

     c) Các ý kiến khác nếu có.

6.  Kết luận:

  • Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

  • Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có.

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

 

CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

 

 

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ và đóng dấu);

NHÀ THẦU THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên,  chức vụ và đóng dấu)

 

Lưu ý hồ sơ nghiệm thu gồm:

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định 46/2015

Quy định mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hiện nay như thế nào? Theo nội dung của nghị định 46/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2016/TT-BXD, mẫu biên bản không còn bắt buột phải áp dụng đúng mẫu theo quy định giống như nghị định 209/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên mẫu biên bản phải có các nội dung theo điều 8 của thông tư 26/2016/TT-BXD.

Điều 8. Nghiệm thu công việc xây dựng

1. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
3. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
4. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<