Mẫu biên bản thanh lý HĐ Xây dựng – Biên bản thanh lý hợp đồng thi công
Trong xây dựng, mọi hoạt động, chi phí liên quan đến công trình đều phải rõ ràng và “xanh chín” ngay từ lúc bắt đầu ký hợp đồng cho đến khi kết thúc. Vậy, biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chính là cơ sở, và là việc cần làm khi kết thúc và bàn giao một công trình. Bài viết sau đây, Vật liệu xây dựng Hà Nội sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng.
Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì?
Thanh lý hợp đồng? Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Sau khi hoàn tất một giao dịch kinh tế, dân sự nào đó – chẳng hạn là việc xây lắp một công trình nhà xưởng – thể hiện qua Hợp đồng thi công, các bên thường lập một văn bản, chính thức xác nhận đã hoàn tất mọi vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ, không còn ràng buộc gì với nhau nữa. Văn bản có tính chất “khóa sổ” này chính là “Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng”.
Tại sao phải làm biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng
Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng xây dựng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng
Biên bản thanh lý hợp đồng thi công được lập dựa theo một số Bộ luật ban hành và hợp đồng thi công có liên quan. Biên bản cần nêu rõ thời gian và địa điểm diễn ra việc thanh toán hợp đồng thi công. Biên bản sẽ đề cập đến đại diện bên A (bên thuê thi công) và đại diện bên B (bên thi công) kèm thông tin về tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ và số điện thoại liên lạc. Biên bản thanh lý hợp đồng thi công có hiệu lực kể từ ngày ký và tương đương với việc hợp đồng thi công đã ký trước đó không còn giá trị sử dụng. Biên bản được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau và mỗi bên giữ một bản.
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Số: …………………../TLHĐ
Căn cứ vào Hợp đồng …………. số: ………………/………….. ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ………… và Công ty ………..
Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm …….. Tại …………………………………………, Chúng tôi gồm:
BÊN A: CÔNG TY …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………….
Đại diện bởi ông : …………………………………………………………………….
Chức danh: ……………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………… Fax: ……………………………..
MST: ………………………………………………………………………………….
BÊN B: CÔNG TY …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………..
Đại diện bởi ông : . ……………………………………………………………………
Chức danh: ……………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………………………………… Fax: ……………………
MST: ……………………………………………………………………………….
Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng ……………….. số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../…….. với nội dung sau:
ĐIỀU 1:
Bên B đã tiến hành …………… cho Bên A theo hợp đồng ……….. nghiệp số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../…….
ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:
Giá trị hợp đồng trước thuế: …….…………………………………………………………………
Thuế VAT: ………………………………………………………………………………………
Giá trị hợp đồng sau thuế: …………………………………………………………………………
Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên ………………………………….
ĐIỀU 3:
Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.
Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng …………. số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ………… và Công ty ………..
Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Giám đốc Giám đốc
- Các tiêu chuẩn cần biết khi thiết kế mặt bằng phòng ngủ master
- Thiết kế nhà phố – biệt thự hài hòa mà hiện đại sang trọng bậc nhất
- Ứng Dụng Của Gang Xám Trong Cơ Khí | Đặc Tính & Phân Loại
- Cửa sắt giả vân gỗ – Những mẫu cửa sắt giả gỗ đẹp làm cửa chính
- Xây dựng giếng trời sao cho ngôi nhà của bạn đẹp nhất