Xỉ than có phải là chất thải nguy hại

Xỉ than có phải là chất thải nguy hại

Mỗi năm, lượng xỉ than thải ra từ các nhà máy là vô cùng lớn với nhiều nguy cơ gây hại lớn

Khái niệm xỉ than là gì?

•    Xỉ than: Khi than được đốt cháy thì có khoảng 80% xỉ than được hình thành còn lại nằm trong lò, phần còn lại được đưa qua ống khói. Xỉ than được thải ra từ các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy đốt lò hơi công nghiệp như dệt may, đạm, giấy, sấy… Có thể chia ra làm hai 2 loại: Xỉ than thô và xỉ than mịn.

•    Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Chất thải nguy hại (theo qui chế quản lý chất thải nguy hại) là chất thải có chứa các chất hoặc các hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.

Xỉ than có phải là chất thải nguy hại

Xỉ than là chất thải nguy hại hay không?

Theo quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015, tro xỉ và bùn thải từ hệ thống xử lý khí thải của lò đốt chất thải y tế là loại chất thải có khả năng là chaats thải nguy hại – CTNH (mã *), cần phải được lấy mẫu và phân định thành phần nguy hại theo QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp. Đối với việc lựa chọn tính chất và thành phần nguy hại để phân tích: Theo quy định tại Mục 3.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại, việc lấy mẫu phân tích trước hết được thực hiện với tính chất nguy hại. Nếu kết quả cho thấy chất thải không có các tính chất dễ cháy, kiềm hoặc axit thì chuyển sang phân tích các thành phần vô cơ. Việc phân tích không nhất thiết phải phân tích tất cả các thành phần vô cơ mà cần căn cứ vào đặc điểm nguồn thải, tính chất nguyên vật liệu, nhiên liệu, quá trình sản xuất … để phân tích. Trường hợp xác định không có các thành phần vô cơ vượt ngưỡng thì mới tiến hành phân tích các thành phần hữu cơ. Do vậy, đối với bụi và tro xỉ lò đốt, trường hợp đã xác định được các thành phần hữu cơ đã bị tiêu hủy hoàn toàn trong quá trình đốt thì chỉ cần phân tích các tính chất và thành phần vô cơ theo quy định để phân định chất thải nguy hại.

Xỉ than và một số ứng dụng

Tuy nhiên, để giảm thiểu tác hại của xỉ than đối với môi trường, rất nhiều phương pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công, đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng lớn.

•    Tái sử dụng trong sản xuất xi măng

Trong xây dựng các khối bê tông lớn như đập thủy điện, việc thay thế một phần xi măng bằng tro bay giúp giảm nhiệt lượng tỏa ra trong khối bê tông do phản ứng thủy hóa của xi măng, tránh nứt nẻ, tăng độ bền và giảm giá thành xây dựng rất nhiều. Với các công trình nước thải, việc sử dụng tro bay trong bê tông làm tăng tính bền của bê tông trước sự tấn công của axít…Việc dùng tro xỉ để sản xuất xi măng, làm bê tông trọng lượng nhẹ, vật liệu xây dựng, làm đường, chất cải tạo đất sẽ làm giảm khối lượng tro xỉ than tồn đọng góp phần bảo vệ môi trường.

Xỉ than có phải là chất thải nguy hại

•    Trong ngành xây dựng công trình

– Đường xá: giảm co ngót, tăng cường độ đông đặc lâu dài, giảm ăn mòn
– Cảng: tăng độ vững chắc, sức đề kháng hóa học
– Đập: giảm nhiệt thủy hóa, hiệu quả thi công cao
– Các trạm cứu trợ dưới nước: tăng độ vững chắc, sức đề kháng hóa học
– Các công trình Grouting: tăng khoảng cách di chuyển với hiệu quả thi công vượt trội, giảm co ngót, làm chậm đông đặc
– Ứng dụng làm chống nóng mái nhà cao tầng, nhà dân dụng
– Ứng dụng làm tôn nền nhà
– Ứng dụng chống nồm ẩm cho nền nhà
– Ứng dụng để triệt tiêu âm cho nền nhà…

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<