Đá xanh Thanh Hóa và gạch ceramic khác nhau như thế nào?

Cả hai loại vật liệu đá xanh Thanh Hóa và gạch ceramic đều được ứng dụng vô cùng phổ biến trong các thiết kế kiến trúc hiện nay. Tuy nhiên, mỗi loại đều mang những đặc điểm, tính chất khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ phân tích để để bạn đọc nhận biết và hiểu rõ về những ưu và nhược điểm của cả hai loại vật liệu này.

đá xanh Thanh Hóa

Đá xanh Thanh Hóa và gạch ceramic khác nhau như thế nào?

Đá xanh Thanh Hóa

Đá xanh Thanh Hóa với những loại phổ biến khác nhau về màu sắc như đá xanh rêu, ghi sáng, xanh đen, xanh ngọc hoặc đá dăm kết. Đũng với tên gọi, loại đá này được khai thác tại khu vực tỉnh Thanh Hóa.

Nguồn gốc và quy cách gia công

Đá xanh Thanh Hóa được biết đến là một loại đá thô tự nhiên. Loại vật liệu này được khai thác hoàn toàn tự nhiên chứ không có bất kỳ yếu tố nhân tạo hoặc hóa chất nào tác động vào quá trình sản xuất. Quy trình gia công của đá được diễn ra như sau:

  • Đá được khai thác dưới dạng một khối thô từ mỏ đá;
  • Sau đó được mang về sản xuất và sẻ phôi;
  • Phôi đá đó sẽ được thợ cắt theo kích thước mà khách hàng đặt;
  • Đá được gia công bề mặt bằng nhiều phương pháp khác nhau như: mài mịn, mài cát hoặc băm mặt.
  • Cuối cùng là đóng gói sản phẩm.

Độ bền

Ưu điểm nổi bật nhất của loại đá này phải nhắc đến độ bền. Đá xanh Thanh Hóa có một khả năng chống chịu sự khắc nghiệt của tự nhiên và sự trường tồn vượt thời gian. Từ rất lâu của hàng ngàn năm về trước, loại đá này đã được sử dụng trong những công trình lớn như Taj Mahal, Petra, Angkor Wat… Vì vậy, nếu đang lo lắng về độ bền của loại vật liệu này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. bên cạnh đó, loại gạch này còn có khả năng chống trơn trượt rất tốt nên thường được sử dụng cho thiết kế ngoại thất.

đá xanh Thanh Hóa

Đá xanh Thanh Hóa với độ bền cao

Khả năng cách nhiệt

Loại đá tự nhiên này có khả năng cách nhiệt tuyệt vời. Bởi vốn dĩ đây là một loại đá mang những đặc tính của tự nhiên và độ dày lớn. Vfa độ dày càng lớn chứng tỏ khả năng cách nhiệt của vật liệu càng cao. Vì vậy, các công trình luôn yên tâm sử dụng đá xanh để ốp tường hoặc lát sàn. Bên cạnh đó, việc ốp lát tường nhà bằng đá tự nhiên cũng giúp không khí trong nhà được điều hòa rất tốt.

Gạch ceramic

Gạch ceramic thường bị đem ra so sánh rất nhiều với các loại đá tự nhiên. Vậy liệu chúng có điểm khác biệt như thế nào so với đá xanh Thanh Hóa?

Nguồn gốc và quy cách gia công

Khác với đá xanh, gạch ceramic là một loại vật liệu được sản xuất phức tạp với sự can thiệp của những yếu tố nhân tạo. Quy trình để sản xuất dựa trên quy trình 5 bước như sau:

  • Làm xương gạch Ceramic,
  • Tiến hành ép và sấy sgachj;
  • Quá trình tráng men;
  • Đem gạch đã tráng men đi nung;
  • Cuối cùng là hoàn thiện và đóng gói sản phẩm.

Độ bền

Gạch ceramic được tạo nên từ những nguyên liệu tự nhiên như đất sét, thạch cao, cao, màu men,…và những chất phụ gia khác. Độ bền và độ cứng của loại gạch này được đánh giá là không bằng đá tự nhiên. Tuy nhiên, bề mặt của chúng lại có khả năng chống xước cô cùng tốt và hiệu quả.

Không những thế, gạch men còn dễ dàng tạo ra nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau tùy vào từng nhu cầu thiết kế. Gạch ceramic thường được ứng dụng nhiều hơn trong ốp lát nội thất. Bởi bề mặt của loại vật liệu này cũng rất dễ để làm sạch, chống được những loại nấm mốc hay vi khuẩn.

đá xanh Thanh Hóa

Gạch ceramic thường được ứng dụng nhiều trong ốp lát nội thất

Khả năng cách nhiệt

Gạch ceramic có khả năng cách nhiệt tương đối tốt. Khả năng này cao hay thấp sẽ còn phụ thuộc vào quy trình sản xuất cũng như kích thước vật liệu. Tuy nhiên, để so sánh với đá xanh Thanh Hóa thì ceramic vẫn không thể vượt qua được về khả năng cách nhiệt.

Nhìn chung, cả hai loại đá này đều có những ưu và nhược điểm nổi bật. Nếu biết cách kết hợp hài hòa cả hai loại vật liệu này, hiệu quả trong xây dựng đạt được là rất cao. Mong rằng thông qua bài viết này của dongastone.com bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về đá xanh Thanh Hóa và gạch ceramic.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<