Đọc bản vẽ xây dựng, cách đọc bản vẽ xây dựng chính xác đúng cách

Đọc bản vẽ xây dựng, cách đọc bản vẽ xây dựng chính xác đúng cách

Kiến trúc là một lĩnh vực không chỉ đòi hỏi yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ mà còn phải đáp ứng được những quy chuẩn khô khan, nghiêm ngặt của khoa học kỹ thuật. Khi lên kế hoạch cũng như bắt tay vào xây dựng tổ ấm cho gia đình, chắc chắn bạn sẽ cần tiếp xúc với các bản vẽ kỹ thuật xây dựng mà các nhà kiến trúc sư cung cấp, đó cũng chính là công cụ giao tiếp và truyền đạt ý tưởng trực tiếp nhất giữa gia chủ và người xây dựng. Thông thường, những bản vẽ kỹ thuật xây dựng đều mang tính chất chuyên ngành, riêng biệt và khó hiểu với sống đông, chính vì thế, bạn cần nắm vững cho mình những nguyên tắc đọc bản vẽ xây dựng để có thể hiểu được thiết kế ngôi nhà của chính mình.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản giúp bạn đọc hiểu và tiếp cận những bản vẽ xây dựng nhà ở như: cách đọc mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, các chi tiết kỹ thuật, ký hiệu, tỷ lệ.

Khái niệm cơ bản trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

Để có thể đọc được bản vẽ thiết kế xây dựng thì trước hết bạn cần hiểu bản vẽ xây dựng là gì? Bản vẽ thiết kế xây dựng là bản vẽ mô tả hình dáng bên ngoài, bố cục bên trong và thể hiện các kết quả tính toán về khả năng chịu lực của các bộ phận ngôi nhà từ móng cho đến mái như móng nhà, nền nhà, các cột, tường, dầm, sàn, cầu thang, các loại cửa, mái nhà,… Dựa vào bản vẽ thiết kế xây dựng mà người ta có thể hoàn thành được kiến trúc và bố cục của ngôi nhà.

Khái niệm cơ bản trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

Trong quá trình đọc bản vẽ thiết kế xây dựng, chúng ta cần lưu ý tới các loại hình biểu diễn là mặt bằng các tầng, mặt đứng và hình cắt của ngôi nhà. Quá trình đọc bản vẽ xây dựng đòi hỏi ở người đọc khả năng quan sát chính xác.

Các quy định chung trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

Quy định về khung vẽ và và khung tên

Trong bản vẽ thiết kế nhà thì khung bản vẽ là một hình chữ nhật dùng giới hạn phần giấy để vẽ hình, vẽ bằng nét liền đậm, cách mép tờ giấy sau khi xén 10mm (đối với khổ giấy A0 và A1) hoặc 5mm (đối với khổ giấy A2,A3,A4).

Đối với khung tên trong bản vẽ thiết kế nhà thì được quy định vẽ bằng nét đậm và luôn đặt ở góc phía dưới, bên phải của bản vẽ, sát với khung bản vẽ. Tờ giấy có thể đặt ngang hoặc đứng và hướng đọc của khung tên phải trùng với hướng đọc của bản vẽ. Nội dung ở khung tên gồm các thông tin sau:

Quy định về khung vẽ và và khung tên

Số thứ tự

Nội dung cần ghi

1

Thông tin tên chủ đầu tư

2

Tên công trình xây dựng

3

Địa điểm

Từ 4 đến 10

Thông tin đơn vị thiết kế dành để ghi chức danh, chữ ký, họ tên, ký đóng dấu

11

Giai đoạn thực hiện

12

Hạng mục thực hiện (kiến trúc, kết cấu hay điện nước)

13

Tên bản vẽ

14

tỷ lệ hình vẽ

15

bản vẽ số

Tỷ lệ trong bản vẽ thiết kế nhà

Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn và kích thước tương ứng đo trên vật thể ngoài thực tế, đây là điểm cơ bản đầu tiên mà một người đọc bản vẽ cần phải nắm rõ. Tùy theo khổ bản vẽ, kích thước và mức độ phức tạp của đối tượng cần biểu diễn mà lựa chọn một trong các tỷ lệ: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000. Để thống nhất trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà, các kiến trúc sư Angcovat đã lựa chọn tỷ lệ bản vẽ là 1:100 trong tất cả các hồ sơ thiết kế nhà biệt thự nhà vườn 1 tầng, biệt thự 2,3 tầng hay các nhà phố hiện đại.

Tỷ lệ trong bản vẽ thiết kế nhà

Quy định về nét vẽ trong bản vẽ thiết kế nhà

Để có cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng thì quý vị cần lưu ý khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Nét liền đậm (đường bao thấy, cạnh thấy)
  • Nét đứt (đường bao khuất, cạnh khuất)
  • Nét chấm gạch mảnh (giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu)
  • Nét chấm gạch mảnh (đường tâm, trục đối xứng)
  • Nét liền mảnh (đường kích thước)

Trình tự đọc bản vẽ xây dựng thiết kế nhà

  • Đầu tiên, bạn nên đọc bản vẽ mặt bằng để biết mối liên hệ giữa các hạng mục trong ngôi nhà với nhau và với không gian cảnh quan xung quanh.
  • Tiếp theo, đọc các bản vẽ phối cảnh để có thể dễ dàng hình dung về tổng thể ngôi nhà của gia đình mình trong tương lai.
  • Bước thứ ba là đọc bản vẽ mặt đứng để có thể sơ bộ tưởng tượng ra hình dáng kiến trúc bên ngoài của công trình
  • Tiếp sau đọc bản vẽ thiết kế nhà là đọc bản vẽ mặt cắt để hiểu rõ hơn không gian mỗi tầng bên trong ngôi nhà mình.
  • Cuối cùng không thể thiếu trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đó là bản vẽ kết cấu. Bạn nên lưu ý các thông số của một số bộ phận chủ yếu trong ngôi nhà như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, hành lang, các loại cửa, bậc cửa,…
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<