Những điều bạn cần biết về chứng chỉ hành nghề đấu thầu
Bạn là nhà đầu tư, hay chủ thầu của một công trình? Bạn quan tâm về các luật trong xây dựng. Vậy, bạn đã biết về các chứng chỉ hành nghề đấu thầu mới nhất hiện nay chưa. Bài viết sau đây, Vật liệu xây dựng Hà Nội sẽ giới thiệu đến bạn đọc những điều cơ bản bạn cần biết về chứng chỉ hành nghề đấu thầu.
Đấu thầu là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Như vậy, có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như 1 sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó, một yêu cầu nào đó.
05 Đặc điểm chính của đấu thầu.
Thứ nhất: Đấu thầu là 1 hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.
Thứ hai: Đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để kí hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.
Thứ ba: Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo Luật thương mại 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ, đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian, không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập và chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp.Việc thành lập và hoạt động của đại lí đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa 1 bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.
Thứ tư: Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Thứ năm: Giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoạc dự toán _ được đưa ra bởi bên mời thầu theo khẳ năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khẳ năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng thầu. bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
Mục đích của chứng chỉ hành nghề đấu thầu
“Đấu thầu” là một nghề và người hành nghề hoạt động đấu thầu phải đáp ứng các điều kiện về năng lực và kinh nghiệm. Điều đó được thể hiện thông qua việc được cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Điều kiện đối với cá nhân khi hoạt động đấu thầu
Cá nhân khi tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.
Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu.
Yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu
- Tốt nghiệp đại học trở lên.
- Có chứng chỉ đấu thầu do các cơ sở đào tạo được bộ kế hoạch và đầu tư cho phép đào tạo về nghiệp vụ đấu thầu.
- Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 05 năm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không liên tục hoặc đã trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ;
- Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức
Thời hạn: Chứng chỉ hành nghề đấu thầu do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp, có hiệu lực trong vòng 05 năm, kể từ ngày cấp.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản
- Tốt nghiệp đại học trở lên
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Có tối thiểu 4 năm kinh nghiêm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 05 năm làm các công việc tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả.
- Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Hồ sơ chuẩn bị thi sát hạch chứng chỉ hành nghề đấu thầu cần những gì?
Cần chuẩn bị 8 mục hồ sơ sau để đăng ký thi chứng chỉ hành nghề đấu thầu
- Đơn đăng ký theo Mẫu số 1.
- 2 ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong thời gian 6 tháng gần nhất.
- 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, lịch thi, kết quả thi
- Bản chụp CMND hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên được chứng thực
- Bản chụp chứng chỉ đấu thầu cơ bản được chứng thực
- Bản kê khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động đấu thầu theo mẫu số 2 hoặc tài liệu chứng minh trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
- Bản cam kết quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu theo mẫu số 3
- Bông thủy tinh là gì? Đặc điểm – Mua bông thủy tinh ở đâu chất lượng
- Cầu thang bằng kính cường lực đẹp bền, giá tốt nhất 2018
- Kính cường lực phản quang là gì? Ứng dụng của nó trong các công trình
- Vẽ tranh tường tại Gia Lai uy tín, chuyên nghiệp
- [TOP 5] Phần mềm thiết kế nhà đang được sử dụng nhiều hiện nay