Gạch block không nung là gì? Ưu nhược điểm loại gạch Block không nung

Gạch block không nung là gì? Ưu nhược điểm của các loại gạch Block không nung

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao thì trên thị trường cũng cho ra đời nhiều loại gạch khác nhau. Một trong số những loại gạch được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường không thể không kể đến gạch block. Đây tưởng chừng là một cái tên xa lạ nhưng thực chất, nó là loại gạch đã tiếp xúc nhiều với con người song không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loại gạch đang làm mưa làm gió trên thị trường này.

Gạch block là gì?

Theo wikipedia, gạch block (hay còn gọi là gạch không nung) là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước… mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Về bản chất, gạch block  là  loại gạch không nung được tạo thành từ xi măng và một trong các cốt liệu sau: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt đen, phế thải công nghiệp… Với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, gạch block đã và đang trở thành loại gạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Gạch block là gì?

Quy trình sản xuất của gạch không nung (gạch block)

Quy trình sản xuất gạch block diễn ra như sau:

Tiến hành trộn đều bê tông với tỷ lệ nước thấp và cốt liệu nhỏ;
Cho hỗn hợp đã trộn đều vào các khuôn mẫu. Lưu ý cần lèn chặt để đảm bảo độ đồng đều;
Dưỡng hộ cho tới khi cứng đạt mác tương ứng với cấp phối.

Ưu điểm của gạch block không nung

Có cường độ chịu lực trung bình đạt tới 80kg/cm2, tỷ trọng trên 1900kg/m3, chính vì thế hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố thời tiết hay tác động của ngoại lực.

Ưu điểm của gạch block

Có độ độ bảo ôn và cách nhiệt tốt, chính vì thế, nó hoàn toàn có thể thay thế các loại vật liệu cách nhiệt đang có trên thị trường, qua đó giúp phòng hoả, chống thấm chống nước…một cách hiệu quả.

Có kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo giúp nâng cao hiệu quả kiến trúc, giảm thiểu được kết cấu cốt thép trong công trình xây dựng, ngoài ra còn rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa, giúp hạ giá thành xây công trình một cách hiệu quả.

Có nhiều chủng loại với nhiều kích thước khác nhau giúp ứng dụng rộng rãi trong nhiều không gian xây dựng, từ những công trình phụ nhỏ đến công trình đồ sộ, to lớn. Hiện nay gạch block ngày càng được nghiên cứu và thiết kế ra thành nhiều loại để phù hợp với mục đích sử dụng của người tiêu dùng như: gạch không nung để xây tường, lát nền, kề đê, trang trí…

Nhược điểm của gạch block không nung

Bất kỳ một loại nguyên vật liệu nào cũng không thể đảm bảo sẽ hoàn hảo về mọi mặt, và gạch block cũng vậy. Ngoài những ưu điểm tuyệt vời kể trên thì gạch block còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Khả năng chịu lực theo phương ngang của gạch block yếu, không như những sản phẩm gạch nung truyền thống
  • Gạch block không linh hoạt để sử dụng công những công trình kiến trúc thiết kế với nhiều góc cạnh.
  • Gạch block không có khả năng chống thấm tốt nên dễ gây nên tình trạng nứt tường do co giãn nhiệt.

Nhược điểm của gạch block

Một số loại gạch block được sử dụng phổ biến trên thị trường

Gạch block xây dựng

Là loại gạch chuyên được sử dụng để xây  tường các công trình lớn như nhà cao tầng, biệt thự, các công trình phụ như nhà vệ sinh, nhà tắm,… Tùy vào từng công trình mà kích thước của loại gạch block được lựa chọn sao cho phù hợp. Có một số công trình cần đúc gạch block lớn nhưng cũng có một số công trình cần đúc gạch nhỏ để dễ dàng vận chuyển và xây.

Gạch block xây dựng

Gạch block lát nền

Loại gạch block lát nền được sản xuất dưới dạng mỏng và được đúc thành hình vuông hay hình chữ nhật tùy theo yêu cầu. Không chỉ thế, loại gạch block này còn được sử dụng để lát vỉa hè, nâng cao cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Gạch block lát nền

Gạch block trồng cỏ

Gạch block trồng cỏ

Là loại gạch được sản xuất dưới dạng các hình hoa văn có lỗ ở giữa để có thể trồng cây, một số nơi sử dụng gạch block để trồng cỏ, cũng có một số nơi sử dụng gạch block để trồng rau giúp tiết kiệm không gian cũng như nâng cao cảnh quan môi trường.

Gạch không nung là gì và có những loại nào

Gạch không nung hay còn gọi là Gạch Block mà sản phẩm tạo ra không trải qua quá trình nung nóng trong lò hoặc dùng bất kỳ nguồn năng lượng nào khác để tạo ra sản phẩm ở nhiệt độ cao. Theo chủ trương phát triển của nhà nước tới năm 2020 nước ta phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng dân dụng và công cộng mà Gạch không nung là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn tới 70% trong các loại vật liệu xây không nung. Hãy cùng vatlieuxaydunghanoi.net tìm hiểu kĩ hơn nhé!

Gạch không nung là gì?

Gạch không nung là tên gọi của một loại gạch trong ngành xây dựng, nó khác các loại gạch khác là được tạo hình và đóng rắn đạt các chỉ số cơ lí, độ hút nước, độ thấm nước…  không qua nhiệt độ nung, không qua đốt bằng than, điện.

Loại gạch này sở hữu rất nhiều ưu điểm như khả năng cách âm, chống thấm và cách nhiệt tốt hơn các dòng gạch khác. Hơn nữa, vì có kích thước to hơn nên gạch cũng giúp tiết kiệm chi phí thi công khá lớn cho các gia đình.

Gạch không nung là gì?

Gạch không nung có những loại nào?

Gạch không nung được phân loại dựa trên các nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, trọng lượng của viên gạch, khả năng chịu lực, chịu nhiệt, cách âm.
Dựa vào các tiêu chí trên thì gạch không nung được chia thành 3 dòng gạch chính là gạch nung tự nhiên và gạch papanh, gạch không nung xi măng, gạch bê tông nhẹ hoặc siêu nhẹ cụ thể như sau:

Gạch không nung tự nhiên và gạch papanh

Loại gạch này có thành phần chủ yếu là từ xỉ than, vôi bột và một lượng nhỏ xi măng. Gạch không nung tự nhiên và gạch papanh có khả năng hút nước cao, tuy nhiên cường độ chịu lực kém cho nên loại gạch này được sử dụng chủ yếu để lát vỉa hè.

Gạch không nung xi măng cốt liệu

Mẫu gạch này còn được gọi là gạch block. Thành phần chính của gạch là xi măng, ngoài ra còn có đá sạch, cát đen, xỉ than nhiệt điện, cát vàng, phế thải công nghiệp.

Gạch không nung xi măng cốt liệu được đánh giá là loại gạch có khả năng chịu lực tốt nhất trong các loại gạch không nung ( trên 80kg/cm2).

Dòng gạch này cũng được khuyến khích dùng và ưu tiên phát triển do sản phẩm này đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về kĩ thuật, đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí xây dựng.

Gạch không nung xi măng cốt liệu

Gạch không nung bê tông nhẹ hoặc siêu nhẹ

Có hai loại gạch bê tông nhẹ là gạch bê tông bọt và gạch bê tông khí chưng áp được sử dụng nhiều trong các công trình dân sinh hoặc sửa chữa cơi nới nhà do đặc điểm nổi bật của nó là nhẹ.

Gạch không nung bê tông bọt được sản xuất với  nguyên liệu chính là xi măng, tro bay từ các nhà máy nhiệt điện, cát mịn kèm phụ gia tạo bọt, hỗn hợp tạo bọt được trộn riêng rồi phối với nguyên liệu còn lại. Trong quá trình sản xuất, gạch bê tông bọt phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết nên sản lượng không cao và nhiều khi không đáp ứng được tiến độ công trình.

Bản chất của gạch không nung

Gạch không nung khác hoàn toàn về bản chất của sự sự liên kết tạo hình so với gạch đất nung. Toàn bộ các thí nghiệm, các tổng kết đánh giá được cấp giấy chứng nhận cho thấy độ bền, độ rắn của một viên gạch loại này tốt hơn gạch đất nung. Những kiểm chứng trên được công nhận được tại nhiều nước trên thế giới: Đức, Nhật Bản, Mỹ,… Hiện nay, chúng được sử dụng khá phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam loại gạch này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

Gạch không nung có thể sử dụng cho nhiều loại công trình xây dựng khác nhau, từ các tòa nhà cao tầng tới các công trình phụ trợ. Thậm chí nó có thể ứng dụng vào xây tường, kè đê, lát nền và trang trí. Ngày nay, loại gạch này chiếm được niềm tin của các nhà thầu xây dựng, nó đang được ưu tiên để phát triển và đang dần phổ biến hơn.

Những ưu nhược điểm của gạch không nung

Những ưu nhược điểm của gạch không nung

Ưu điểm của gạch không nung

Trong quy trình sản xuất gạch không nung, người ta không sử dụng tới nguyên liệu là đất, vì vậy mà nguồn tài nguyên đất (nông nghiệp) không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất không trải qua công đoạn nung gạch, do đó tiết kiệm được nguồn nhiên liệu và không gây ô nhiễm môi trường do khói nung thải ra.

Gạch không nung được tạo ra từ các nguyên vật liệu khá phong phú. Những nguyên liệu này đều có sẵn hoặc được sản xuất trong nước: đá mạt, xi măng, cát vàng,… Vì vậy các sản phẩm được tạo ra tương đối đa dạng. Dây chuyền sản xuất gạch không nung phần lớn đều được tự động hóa và kích thước không quá cồng kềnh, do vậy nguồn nhân công không cần phải có quá nhiều.

Cường độ chịu lực được coi là ưu điểm vượt trội nhất của gạch không nung. Vì nó có thể chịu được cường độ lực rất tốt, cho nên trong ngành xây dựng nó hoàn toàn đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu về kỹ thuật dù là khắc nghiệt nhất. Trong quá trình sản xuất, nó cho phép giảm bớt lượng xi măng phối liệu nhằm tiết kiệm chi phí tại các khu vực yêu cầu trí cường độ không lớn.

Cách âm, cách nhiệt, chống thấm,.. đều là những tính năng không thể phủ nhận của gạch không nung. Điều này phù hợp với kết cấu của từng viên gạch cũng như cấp phối vữa bê tông. Khi sử dụng loại gạch này sẽ giúp tăng tiến độ xây dựng công trình, giảm bớt chi phí cho nhân công vì thể tích của gạch không nung lớn hơn 2 – 11 lần so với thể tích của gạch nung truyền thống. Lượng vữa xây có thể giảm lên tới 2.5 lần so với việc xây dựng bằng gạch truyền thống.

Khi sử dụng gạch không nung, người sử dụng hoàn toàn có thể tiết kiệm được thời gian cũng như tài chính và rất đơn giản trong quá trình xây dựng. Nó đồng nhất về kích thước và đạt được những yêu cầu của các công trình có yêu cầu về độ thẩm mỹ cao.

Tương tự như trên, vì gạch không nung có tính chịu lực cao cho nên khi sử dụng trong lát đường giúp giảm thời gian thi công. Các công trình hoàn thành xong thì có thể sử dụng được ngay. Công nhân thi công trong quá trình thực hiện không cần phải trát mạch, vì thế đây chính là cách tiết kiệm vật liệu. Nó phù hợp với hầu hết các loại đường, vỉa hè có hình dạng, kích thước khác nhau. Đặc biệt, với vỉa hè nó có tính năng thoát nước cực tốt.

Nhược điểm của gạch không nung

Với những ưu điểm kể trên thì gạch không nung cũng còn tồn tại một số nhược điểm. Do nguyên liệu sản xuất là cát, đá cho nên làm tăng cao nhu cầu khai thác cát, đá. Dù trong quá trình sản xuất và thi công ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng xi măng, bột nhôm,… các nguyên liệu thứ phẩm của nó cũng phần nào gây ô nhiễm.

Bất cứ loại gạch nào cũng đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng gạch không nung vẫn là loại gạch hạn chế được các nhược điểm nhất nhiều nhất và nó vẫn là sự lựa chọn lựa chọn lý tưởng cho các công trình.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<