Những kinh nghiệm cần quan tâm khi xây nhà ống của Kiến Trúc Sư
Mô hình nhà ống xuất hiện rộng rãi nhất là tại các đô thị lớn ở Việt Nam. Trước khi bắt tay làm nhà, những kinh nghiệm xây nhà ống bạn cần lưu ý? Để tránh khỏi những rủi ro về sau, hãy tham khảo ngay những bí quyết xây nhà ống qua bài viết dưới đây nhé.
Tham khảo thêm:
- Tiêu chuẩn thiết kế độ dốc tối đa“>ram dốc và độ dốc tối đa“>đường dốc tầng hầm, độ dốc tối đa“>ram dốc và độ dốc tối đa
- Tiêu chuẩn mới nhất về chiều dày sàn nhà dân dụng
- Mượn tuổi làm nhà? Nên hay không nên?
Đặc thù của nhà ống tại Việt Nam
Nhà ống là kiến trúc nhà ở đặc thù tại các thành phố lớn hoặc những khu dân cư tiếp giáp mặt đường ở vùng nông thôn. Thiết kế nhà ống có đặc trưng là chiều ngang (mặt tiền) nhỏ, chiều dài sâu hun hút vào phía trong. Nhà thường chỉ có hai mặt thoáng là phía trước và phía sau, hai bên tiếp giáp kín với các nhà khác nên hầu như không có ánh sáng.
Những ưu nhược điểm của nhà ống mang lại
Ưu điểm: nhà ống là thiết kế đơn giản, không phức tạp và thi công phần thô trong thời gian ngắn. Ngoài ra, chi phí xây nhà ống cấp 4 cũng thấp hơn nhiều so với biệt thự hay nhà ở dạng chữ L, phù hợp với những người có thu nhập khá và trung bình.
Nhược điểm: hạn chế về ánh sáng, diện tích đi lại trong nhà, hệ thống hút gió, hút mùi vv… là những nhược điểm mà hầu hết các nhà ống tại Việt Nam đang mắc phải.
Kinh nghiệm trước khi xây nhà ống
Dự toán chi phí: Thông thường chi phí xây dựng nhà ống sẽ bao gồm các phần:
Chi phí xây dựng cơ bản: Chi phí phát sinh (bạn nên dự trù rơi vào tầm 10-20% tổng chi phí xây dựng)
Chi phí trang trí nội thất: Do đó, trước khi quyết định xây nhà, bạn nên dự trù từng khoản tài chính trên để tránh phải tạm ngưng việc thi công vì nguồn vốn cạn kiệt.
Liên hệ công ty kiến trúc: Cầu nối giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công không ai khác chính là Kiến trúc sư. Để cho ngôi nhà của mình nên hình hài, bạn nên tìm đến công ty kiến trúc uy tín để lắng nghe những tư vấn cụ thể từ họ.
Hãy trình bày một cách chi tiết nhất nhu cầu về công năng trong căn nhà, gu thẩm mỹ, bản mệnh phong thủy của gia chủ và giá xây dựng nhà ống vv… cùng những thắc mắc trong quá trình xây dựng. Sau đó, hãy lắng nghe sự tư vấn từ phía kiến trúc sư. Sau cùng, hãy cùng nhau bàn bạc để thống nhất bản thiết kế phù hợp nhất.
Chuẩn bị hồ sơ pháp lý
Để được cấp phép xây dựng nhà ở, bạn phải hoàn thiện 12 loại giấy tờ liên quan trong đó có giấy chứng nhận sử dụng đất và giấy phép xây dựng có xác nhận của cơ quan địa phương.
Thủ tục pháp lý sẽ khá phức tạp, vì vậy nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy nhờ đơn vị kiến trúc lo trọn gói phần này nhé.
Các công ty kiến trúc thường kiêm luôn cả dịch vụ thi công và cung ứng vật liệu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chọn nhà thầu xây dựng khác, hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin của họ nhé. Hãy quan tâm tới các dự án mà họ đã hoàn thiện và so sánh đơn giá xây dựng nhà ống với các nhà thầu khác để có nhận xét khách quan nhất.
Sau khi chọn nhà thầu, họ sẽ đưa ra các gói phương án vật liệu xây dựng tùy theo năng lực tài chính của bạn. Một số gia chủ sẽ tiết kiệm chi phí bằng cách tự liên hệ từng công ty vật liệu riêng lẻ. Tuy nhiên, các KTS không khuyến khích cách làm này nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc không có “người nhà” trong lĩnh vực cung ứng vật liệu này.
Những kinh nghiệm khi xây nhà ống
Phá dỡ nhà cũ, đào móng
Việc phá nhà cũ hoặc đào móng thường do một đội thợ riêng nhận làm. Dĩ nhiên, cai xây dựng có thể gọi ngoài giúp bạn nhưng cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trả thêm khoản trung gian.
Vì vậy, bạn nhớ thỏa thuận chi phí rõ ràng trước khi phá nhà. Việc phá nhà thường tính khoán còn đào móng thì tính theo m2 đất. Như thế sẽ có lợi hơn cho chủ nhà khi chi trả.
Giám sát thi công, vật liệu
Theo sát quá trình xây nhà ống là một điều không thể bỏ qua. Hãy cố gắng theo dõi đội thợ thuyền mỗi ngày để đảm bảo họ không làm sai ý tưởng ban đầu của mình.
Trong trường hợp hai vợ chồng bạn không có thời gian và điều kiện dư dả, chúng tôi khuyên bạn nên thuê hẳn một KTS có kinh nghiệm, giám sát trong suốt quy trình xây nhà ống. Khi có vấn đề phát sinh, bạn có thể phối hợp với KTS đó để đưa ra phương án giải quyết, nhằm tránh những khó khăn về sau.
Việc chủ động giám sát hoặc thuê KTS giám sát còn hạn chế được việc thất thoát vật liệu “một cách mờ ám” trong quá trình thi công nữa đấy!
Dự trù những vấn đề ảnh hưởng đến hoàn thiện
Vị trí: Trong quá trình xây nhà ống 2 tầng trở lên, bạn cần chú ý tới một số vị trí quan trọng, ảnh hưởng tới kích thước thông thủy như cửa thông phòng, cầu thang, hộp điện vv…
Chi phí: hãy dự trù một khoản chi phí = 1/10 chi phí xây phần thô dành cho các khoản phát sinh về vật liệu hoặc nhân công.
Tiến độ: chú ý quan sát tiến độ để phối hợp với các bên cung ứng thiết bị vệ sinh, điện nước, nội thất được nhịp nhàng nhất, tránh để thời gian chết trong quá trình xây dựng nhà ống.
Kinh nghiệm sau khi hoàn thiện phần thô nhà ống
Hoàn thiện hệ thống điện nước
Về ống nước, bạn có thể chọn ống dẫn nhiệt của Vesbo. Cũng có một số loại rẻ hơn nhưng chọn của hãng đó là tốt và phổ biến nhất.
Bạn nên trao đổi kỹ với độ thợ nước về ý định lắp các thiết bị gì cho từng phòng, có dùng bình năng lượng mặt trời không, có lắp nước nóng dẫn vào chậu rửa bát không? vv… Còn về thoát nước, nên sử dụng sàn chìm, tuy chi phí có cao hơn một chút nhưng dễ sửa chữa.
Một số hãng thiết bị vệ sinh cho bạn lựa chọn: Inax, American Standard, Caesar vv… Thông thường, mỗi nhà cung ứng thiết bị vệ sinh sẽ có một cuốn catalogue cùng % chiết khấu dành cho khách mua lẻ. Bạn nên hỏi kĩ giá chính hãng và chiết khấu của từng loại, đồng thời cũng cần căn cứ vào thiết kế ngôi nhà để lựa chọn loại thiết bị phù hợp nhất.
Đèn chiếu sáng
Nhà ống thường có nhược điểm cố hữu là thiếu ánh sáng. Trong trường hợp bạn không tạo được giếng trời, hãy sử dụng đèn chiếu sáng có công suất phù hợp để nhà không bị tối.
Trên trần nên bố trí đèn downlight xuyên suốt và đèn LED hắt trần (nếu làm trần thạch cao). Đừng bỏ qua đèn thả cho các khu vực trọng yếu như phòng khách, phòng bếp, phòng ăn để tăng thêm tính sang trọng nhé.
Phần tường: có thể dùng đèn spotlight để tạo điểm nhấn cho các đồ trang trí như tranh ảnh, kệ sách
Phần nền nhà: ở các góc nhà có thể bố trí đèn đứng để giảm bớt tính đơn điệu của góc chết.
Gạch ốp lát
Gạch lát nền thường có kích thước 40×40, 60×60 hoặc 80x80cm (dĩ nhiên càng to càng đắt nhé)
Thương hiệu: có nhiều loại, có thể chọn của Thạch Bàn, Đồng Tâm, Prime. Ngoài ra cũng có nhiều loại gạch tàu khá đẹp nhưng chất lượng thì khó kiểm chứng
Cửa
Cửa gỗ: giá khá đắt nhưng nếu có điều kiện thì bạn nên dùng cửa Lim lào, Lim Nam Phi, gỗ óc chó hoặc gỗ sồi. Với Lim Nam phi sẽ rơi vào tầm 2.1tr/m2 (không khuôn)
Cửa sắt: rẻ tiền, không bền, hay phải sơn lại
Cửa inox: nhẹ, không chắc chắn lắm, giá tầm 1.5tr/m2. Bạn nên sơn tĩnh điện để đảm bảo độ bền. Cửa inox có thể sử dụng ở những khu vực phải tiếp xúc với môi trường nắng gió cao.
Nhựa lõi thép: nhẹ, chắc chắn, cách âm tốt. Cửa nhựa lõi thép của Eurowindow là bền và tốt nhất nhưng giá thành hơi cao. Loại cửa thường của Tàu hoặc của Việt Nam giá dưới 2.5tr/m2 bạn cũng có thể tham khảo
Sơn
Việc sử dụng sơn gì cho thiết kế nhà ống là điều không dễ dàng. Bởi đặc thù dài, sâu và thiếu sáng nên chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các dòng sơn sáng màu làm chủ đạo.
Với các gia chủ thích sự phá cách, muốn tạo điểm nhấn, có thể kết hợp các tone màu sáng tối với nhau như trắng – ghi cũng có thể mang đến những trải nghiệm thú vị cho bạn đấy nhé.
Trần thạch cao
Có nhiều nhà cung ứng trần thạch cao nhưng sử dụng phổ biến nhất vẫn là tấm thạch cao của thái với khung xương của Vĩnh Tường. Trần phẳng sẽ rơi vào khoảng 180-230k/m2, trần giật cấp giá đắt hơn và phụ thuộc vào khối lượng thạch cao sử dụng.
Các vấn đề bảo hành
Đây cũng là vấn đề mà nhiều chủ đầu tư quan tâm. Và để đảm bảo thuận lợi cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng nhà cửa sau này, bạn nên giữ lại 3-5% giá trị công trình nhé. Dĩ nhiên điều này còn phụ thuộc vào tính thẩm mỹ và chất lượng công trình của bạn đến đâu. Nhưng tóm lại, hãy chắc chắn làm thế nào để khi bạn liên hệ, bên thi công sẽ có mặt để kịp thời khắc phục những lỗi xảy ra sau quá trình vào ở.
Lời kết
Hy vọng mang đến những thông tin bổ ích, giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch xây dựng nhà ống đẹp như mơ ước của mình.
- Báo giá đắp phù điêu xi măng mặt tiền hoa văn biệt thự lâu đài uy tín chuyên nghiệp
- Chống Thấm tại quận Hoàng Mai Cam Kết Triệt để 100% Giá Rẻ
- Hành Trình Thay Đổi Không Gian Phòng Ngủ Đẹp Cùng Nội Thất Tứ Gia
- Gạch block không nung là gì? Ưu nhược điểm loại gạch Block không nung
- Báo giá khoan cắt bê tông Hóc Môn uy tín chuyên nghiệp 2023