Giá vật liệu xây dựng tăng hay giảm
Giá cả thường xuyên lên xuống thất thường trong từng năm. Vì thế việc theo dõi sát sao và tìm hiểu giá cả thị trường vật liệu xây dựng là một việc cần thiết đối với các nhà sản xuất, nhà đầu tư,… hay bất kể khách hàng nào có nhu cầu xây dựng một công trình kiến trúc nào đó. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được công ty và loại vật liệu phù hợp với mong muốn nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem giá vật liệu xây dựng tăng hay giảm hiện nay nhé.
1. Cầu tăng: Nhu cầu về sắt thép xây dựng tăng cao
Nói đến nhu cầu thị trường, tất nhiên lúc nào cũng sẽ có những công trình lớn, nhỏ cần đến vật liệu xây dựng trong đó có thép.Tuy nhiên khi mà hàng loạt công trình xây dựng lớn cùng lúc được thông qua và đi vào xây dựng, một lượng lớn sắt thép cùng vật liệu xây dựng sẽ được tiêu thụ và đương nhiên khi nhu cầu lớn bất thường sẽ khiến cho giá sắt thép trở nên khó kiểm soát hơn. Đặc biệt, việc giám định chất lượng của sắt thép càng khó, những khối sắt thép giả với giá chênh lệch sẽ là miếng mồi béo bở cho các nhà buôn bất chấp để kiếm lợi.
Sắt thép liên tục tăng với mức gần 2 triệu đồng/tấn và đang đứng ở mức từ 15 – 16 triệu đồng/tấn tùy thương hiệu.
Giá cát dao động từ 450.000 – 480.000 đồng/m3, dù giảm nhẹ so với lúc cao điểm khi tăng giá lên gần 600.000 đồng/m3 nhưng vẫn gấp 3 – 4 lần so với đầu năm. Riêng giá cát tăng do khan hiếm nguồn cung vì nhiều địa phương hạn chế việc khai thác cát do gây sạt lở nghiêm trọng.
Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, sau khi đã tăng lên giá khá cao thì từ nay đến cuối năm, giá nguyên vật liệu thế giới sẽ khó tăng mạnh nên giá thép xây dựng trong nước dự báo cũng sẽ không biến động nhiều.
Trong khi đó, các loại vật liệu xây dựng khác vẫn khá ổn định về giá. Ví dụ xi măng vẫn ở mức 88.000 – 90.000 đồng/bao (bán lẻ), gạch xây dựng tuynel (Bình Dương) khoảng 1.000 – 1.100 đồng/viên, gạch ống xi măng 2.000 đồng/viên, ngói chính 13.000 – 13.500 đồng/viên…
2. Cung giảm: Trở nên vượt trội so với đối thủ
Cung giảm ở đây không hẳn là sự giảm về số lượng các hãng thép cạnh tranh khác mà chính là tự tăng khả năng cạnh tranh của một hãng thép nhất định. Sự cạnh tranh về giá đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu, và khách hàng luôn quan tâm về giá bên cạnh chất lượng. Vậy nên, việc đạt được một mức giá có sức cạnh tranh sẽ tăng khả năng thuyết phục khách hàng lên nhiều lần.
Do đó, giá thép xây dựng có lúc tăng lúc giảm không ngừng cho đến khi có quy định chung về việc thay đổi giá vật liệu xây dựng thì vấn đề này vẫn không hề có dấu hiệu giảm nhiệt.
Mặc dù có sự biến động mạnh của thép và cát nhưng tổng quan thị trường vật liệu xây dựng từ đầu năm đến hết quý III/2017 đều tăng trưởng về lượng. Như sản lượng thép xây dựng tiêu thụ tăng hơn 14% so cùng kỳ năm trước, lượng xi măng bán ra của các doanh nghiệp cũng tăng 4%. Sản xuất gạch ốp lát cũng đạt 416 triệu m2, tăng 4% so cùng kỳ 2016 và sứ vệ sinh sản xuất đạt 9,9 triệu sản phẩm, cũng tăng 4%…
Nhiều chuyên gia cho rằng từ nay đến cuối năm, các công trình chủ yếu bước vào giai đoạn hoàn thiện nên gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, dây cáp điện, sơn tường… sẽ bước vào giai đoạn cao điểm bán hàng. Nhưng do thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu trong và ngoài nước cạnh tranh gay gắt nên các nhà cung cấp cũng không thể tăng giá. Chẳng hạn như gạch ốp lát của các doanh nghiệp nội địa như Đồng Tâm, Viglacera, Taicera, Bạch Mã… đang phải đối đầu gay gắt với sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc và Ấn Độ.