Giàn giáo xây dựng và những điều cần biết

Giàn giáo xây dựng và những điều cần biết

Đứng trước những công trình kiến trúc giàu tính thẩm mỹ không chỉ là một quá trình xây dựng lâu dài mà còn là chất liệu giúp công trình ấy thành hình qua từng quá trình. Giàn giáo xây dựng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để gây dựng nên mỗi công trình ấy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giàn giáo xây dựng qua bài viết dưới đây nhé!

Giàn giáo xây dựng là gì?

Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực xây dựng, có mặt ở đại đa số các công trình, có kết cấu rất bền vững, gồm 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết với nhau bằng vít.

Giàn giáo có thể cao tới cả hàng trăm mét, đòi hỏi lắp ráp rất tỉ mỉ, đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động và có thể đưa người sử dụng tới đúng vị trí mong muốn.

Giàn giáo xây dựng là gì?

Cấu tạo chất liệu giàn giáo xây dựng

Cho tới nay, giàn giáo xây dựng được làm bằng vật liệu sắt thép nên độ an toàn và chất lượng sử dụng cao. Đảm bảo cho các công trình có tải trọng sàn nặng. Cấu tạo một số loại giàn giáo xây dựng thông dụng hiện nay gồm các loại như:

Giàn giáo khung là thiết bị được làm từ thép ống D42 chịu lực chính, các liên kết bên trong sử dụng thép ống D27. Do cấu tạo giống chữ H nên người ta gọi là hệ giáo H, tùy theo cao độ của sàn mình công tác để lắp dựng các khung lại với nhau. Giáo h có 4 cao độ chính là giáo khung 1.7m; giàn giáo 1.53m; dàn giáo 1.2m; giàn giáo 0.9m. Các khung giàn giáo được liên kết bằng chéo thép ống D21 để giữ khung thăng bằng.

Hệ giàn giáo pal – giàn giáo coma: Hệ giáo này được thiết kế theo dạng khung tam giác, khi lắp dựng tạo thành khối với liên kết ngang, chéo nêm rất an toàn và khả năng chịu lực cao, song việc vận chuyển, lắp dựng rất khó khăn.

Hệ Giàn Giáo Nêm – Giàn Giáo Vietform: là hệ giáo chuyên dùng để chống sàn trong xây dựng dân dụng. Cấu tạo của hệ giáo nêm được tổ hợp từ các bộ phận như cây chống đứng, cây chống đà, cây chống consol, các thanh giằng ngang và kích tăng đầu, kích tăng u để tạo nên hệ giáo chống đỡ tối ưu.

Cây chống đứng: Làm từ thép ống tròn D49, dày 2ly hoặc 2.5mm. Chất liệu thép đen nhúng sơn dầu, thép mạ kẽm hoặc cao cấp hơn là thép nhúng kẽm nóng. Chiều cao chống nên là tổ hợp các khẩu độ từ 1.0m; 1.5m; 2.0m; 2.5m; 3.0m.

Cây chống đà: chuyên chống đà, dầm giật cấp so với sàn chính

Chống consol dùng chống vách

Các thanh giằng ngang dùng để liên kết và cố định khoảng cách độ cứng của cây chống nêm. Thanh giằng ngang được làm từ thép ống D42, dày 1.8mm hoặc 2mm.

Cấu tạo chất liệu giàn giáo xây dựng

Tính ứng dụng của giàn giáo

Giàn giáo là một hệ thống chống đỡ, đa phần làm bằng kim loại, có công dụng đảm bảo cho ván khuôn ở độ cao nhất định theo yêu cầu, chống và nhận toàn bộ tải trọng tác động lên nó, truyền qua các cây chống xuống nền đất hoặc vào các bộ phận công trình hiện có.

Giàn giáo và những yêu cầu kỹ thuật

– Giàn giáo phải được dựng trên nền đất chắc chắn, bằng phẳng bởi nếu giàn giáo cao, dựng trên nền móng không chắc chắn sẽ rất dễ gây ra tai nạn.
– Đầu tiên, đặt các kích tăng trên dầm gỗ phẳng để điều chỉnh độ cao theo ý muốn, lắp các thành phần của khung vào kích tăng. Sau đó, đặt các thanh giằng chéo góc qua các khung kế cận để liên kết chắc chắn.
– Tầng đầu tiên của giàn giáo cần được lắp thật chắc chắn, giữ bằng phẳng để lắp các tầng tiếp theo.
– Nhằm đảm bảo an toàn thi công, khi thực hiện lắp giàn giáo cần chú ý neo giữ giàn với công trình bằng các chi tiết neo giữ cụ thể như khóa, ống khóa, nếu không giàn giáo có thể bị lật đổ.

Giàn giáo và những yêu cầu kỹ thuật

Ưu điểm của giàn giáo

Các bộ phận của giàn giáo càng gọn nhẹ càng thuận tiện cho việc di chuyển, mang vác và tháo lắp dễ dàng. Giàn giáo cần có cấu tạo thích hợp với đặc điểm thi công và có thể luân chuyển được nhiều lần. Những điều này sẽ rất có lợi đối với những người phải trực tiếp thi công xây dựng.

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<