Quy trình lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

Quy trình lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

1. Quy định lấy mẫu xi măng xây dựng: (TCVN 6260-1995)

– Mỗi lô vật liệu xi măng < 40 tấn đều phải thực hiện công tác lấy 2 mẫu mỗi mẫu có trọng lượng đảm bảo là 20kg để làm công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng.
   – Các mẫu xi măng này phải được lấy từ các bao khác nhau trong khi, mỗi bao 1kg. Công tác thí nghiệm sẽ lấy 1 mẫu và 1 mẫu sẽ đươc lưu lại để làm công tác đối chứng khi cần thiết hay có xảy ra tranh chấp. Nếu trong vòng 60 ngày cả 2 bên mua và người bán xin măng đều không có khiếu nại gì về kết quả thí nghiệm xin măng thì mẫu lưu sẽ được huỷ bỏ.
   – Khi xi măng được nhập vào công trường thi công thì đại diện cả 2 bên A và B phải cùng nhau lấy mẩu đóng gói và lập biên bản lấy mẫu đẻ gửi đến phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng.

Khi bắt đầu nhập xi măng về công trường đại diện bên A, bên B cùng nhau lấy mẫu đóng gói niêm phong lập biên bản lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được bảo quản kín nước, không nhiễm hoá chất, nhiệt độ cao và phải cất giữ ở nơi khô ráo.

2. Quy định lấy mẫu cát xây dựng (TCVN 1770-1986, TCXD 127-1985)

 Quy định lấy mẫu cát xây dựng

 – Có 4 loại Cát xây dựng: Cát to, cát vừa, cát nhỏ, cát mịn.
   – Quy định lấy mẫu như sau: 100m3 cát lấy một mẫu thử với khối lượng không nhỏ hơn 50kg, công tác lấy mẫu cát phải được lấy riêng biệt ở từng vị trí khác nhau trong đống cát cùng loại, góp lại và trộn đều, đóng gói và lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.
   – Kết quả thí nghiệm cát là cơ sở để nghiệm thu vật liệu cát và là căn cứ thiết kế thành phần cấp phối bê tông.

3. Quy định lấy mẫu đá dăm (sỏi)  (TCVN 1771-1986)

Quy định lấy mẫu đá dăm (sỏi)

•    Nhóm đá dăm:
    Đá cỡ 0,5×1: cỡ hạt từ 5-10mm; đá cỡ 1×2: cỡ hạt từ 10-20mm; đá cỡ 2×4: cỡ hạt từ 20-40mm; đá cỡ 4×7: cỡ hạt từ 40-70mm.
•    Yêu cầu kỹ thuật:

   – Phương pháp lấy mẫu đá dăm (sỏi) thí nghiệm: 200m3 đá lấy 2 mẫu thử với khối lượng mỗi mẫu lấy theo bảng 7 trong quy định. Lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại, góp lại trộn đều, đóng gói, lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.

   – Kết quả thí nghiệm đá là cơ sở để nghiệm thu vật liệu đá, là căn cứ để thiết kế thành phần cấp phối trộn bê tông.

4. Quy định lấy mẫu thép xây dựng (TCVN 1651-1985, TCVN 6285-1997)

Quy định lấy mẫu thép xây dựng

   – Thép xây dựng có nhiều loại: thép tròn trơn, thép tròn đốt cán nóng, cán nguội, thép hình, thép lá, thép tấm….Thép xây dựng được sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất có nhãn hiệu trên cây thép đảm bảo chất lượng như: Thép Thái Nguyên: TISCO;, thép Việt-Úc: V-UC; thép Việt-Sinh: NSV; thép Hòa Phát: DANI; thép Việt-Ý: VIS; thép Việt-Hàn: VSP….
•    Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng: Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép như sau: Cắt 01 đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lượng Q (gam), đường kính thực của cây thép được tính bằng công thức sau:
    Dthực=0,43x √Q (mm)
•    Đo đường kính cốt thép vằn (phương pháp xác định đường kính danh nghĩa của cốt thép vằn):
– Đường kính danh nghĩa D của cốt thép vằn tương đương với đường kính danh nghĩa của cốt thép tròn trơn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau. Diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài của thanh thép theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng của thép bằng 7,85g/cm3.
– Lấy một mẫu thép dài đúng 1m được chọn trong lô thép cần kiểm tra, làm sạch mẫu trước khi cân và và xác định tiết diện. Sử dụng thiết bị đo cân có thang chia nhỏ để xác định (đến 1/1000kg) để cân mẫu.
– Diện tích mặt cắt ngang F (tính bằng cm2) của cốt thép được xác định theo khối lượng và chiều dài mẫu quy định tại TCVN1651:1995 theo công thức: F=Q/7,85L.
(Trong đó: F là diện tích mặt cắt ngang của thanh thép tính bằng cm2. Q là khối lượng của mẫu cốt thép vằn tính bằng g. L là chiều dài mẫu tính bằng cm. 7,85 là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3. So sánh kết quả với tiêu chuẩn thép).

    – Xác định đường kính danh nghĩa (có hai phương pháp):
        + Xác định bằng phương pháp tra bảng theo TCVN 1651-1985 từ F và Q đã xác định được.
          + Xác định bằng công thức: D= √4F/3,14

5. Quy định lấy mẫu gạch xây dựng (TCVN 1450-1986, TCVN 1451-1986)

•    Gạch xây: Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 1450-1986, TCVN 1451-1986.
Gạch xây dùng trong công trình có nhiều loại: gạch rỗng đất sét nung, gạch, gạch đặc đất sét nung, gạch xi măng, gạch silicat…
   – Lấy mẫu gạch: Cứ mỗi lô 50.000 viên gạch lấy 01 mẫu thử gồm 30 viên. Mỗi lô nhỏ hơn 50.000 viên xem như một lô.
   – Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm gạch:
         + Cường độ nén;
         + Cường độ uốn;
         + Khối lượng thể tích;
         + Hình dạng và kích thước;
         + Các khuyết tật ngoại quan.
   – Kết quả thí nghiệm là cơ sở để nghiệm thu, đăng ký chất lượng gạch.
•    Gạch bê tông tự chèn, gạch bê tông lát: Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6476-1999.
   Cứ một lô 15.000 viên lấy một tổ mẫu gồm 20 viên. Một lô nhỏ hơn 15.000 viên xem như một lô. Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 6476-1999.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<