Khái niệm móng bè và hướng dẫn cách thi công móng bè

Khái niệm móng bè và hướng dẫn cách thi công móng bè

Một trong các loại móng xây nhà phổ biến đó là móng bè. Móng bè là loại móng gì và cách thi công như thế nào? Chắc hẳn vẫn còn không ít người đang băn khoăn về câu hỏi này. Nhằm giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tạo một nền móng vững chắc cho ngôi nhà của mình, trong bài viết sau đây hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này nhé.

Chọn bàn làm việc tại nhà như nào là đẹp, tiết kiệm nhất

Móng bè là gì?

Móng bè hay còn được gọi là móng toàn diện, là loại móng nông thường được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho hoặc bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồi bơi.
Loại móng bè trong xây dựng này có nhiệm vụ liên kết cũng như phân phối tải trọng từ chân kết cấu cho các cọc, đồng thời chuyển một phần tải trọng xuống đất nền tại vị trí tiếp xúc giữa đáy bè và đất nền.

Móng bè là loại móng nông thường được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu. Chúng còn được sử dụng phổ biến ở những công trình xây dựng nhà cao tầng có kết cấu chịu lực, lún lệch và lún không đều. Ở những công trình có nền đất yếu, móng bè sẽ là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất bởi trọng lượng của móng sẽ được phân bổ đồng đều, trải rộng dưới toàn bộ công trình khiến tải trọng công trình cũng được giải đều trên nền đất, tránh được hiện tượng sụt lún.
Trong quá trình thi công, móng bè sẽ trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dải dài, caro hay đơn lẻ.

Chọn bàn làm việc tại nhà như nào là đẹp, tiết kiệm nhất

Cấu tạo của móng bè

Móng bè bao gồm một lớp bê tông lót móng, bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng.
– Lớp bê tông lót dày 100mm.
– Kích thước dầm móng phổ thông: 300×700(mm).
– Chiều cao bản móng phổ thông: 200mm.
– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150.
– Thép bản móng phổ thông: 2 lớp thép Φ12a200.

Tiêu chuẩn thi công theo loại móng bè

Móng bè được cấu tạo bằng các vật liệu chủ yếu là bê tông và bê tông cốt thép theo các tiêu chuẩn sau đây:

Bản phẳng: Thông thường chiều dày của bản được chọn e = (1/6)l với khoảng cách giữa các cột l <9m và tải trọng khoảng 1.000 tấn/ cột

Bản vòm ngược: Được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Đối với các công trình không lớn, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với thông số e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm f=1/7l ~ 1/10.

Kiểu có sườn: Chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10) với khoảng cách giữa các cột là l >9m. Hình thức được cấu tạo theo 2 cách chủ yếu là:
Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (gia tăng khả năng chống trượt).
Sườn nằm trên bản.

Chọn bàn làm việc tại nhà như nào là đẹp, tiết kiệm nhất

Kiểu móng bè hộp

Loại móng bè kiểu hộp này có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó và được áp dụng cho nhà 2 tầng, nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều (lún lệch). So các loại kiểu móng bè khác, móng bè kiểu hộp thường có độ cứng lớn nhất tuy nhiên trọng lượng lại khá nhẹ, do đó cần sử dụng rất nhiều tép và quá trình thi công tương đối phức tạp. Móng bè kiểu hộp thường thấy ở những công trình xây dựng nhà cao tầng

Ưu nhược điểm của móng bè

Ưu điểm khi sử dụng và thi công móng bè

Là loại móng được sử dụng nhiều trong các công trình nhà cao tầng, các công trình có các lớp địa chất tốt, và các lớp địa tầng có chiều dầy lớn, ổn định.
Móng bè được cho là sự lựa chọn tốt nhất cho các công trình có tải trọng nhỏ chiều cao thấp, thời gian thi công nhanh và chi phí thiết kế rẻ như nhà cấp 4, nhà 1 tầng vv…
Ngoài ra, móng bè có khả năng liên kết giữa kết cấu chịu lực và bè bên trên giống như trên vách, phù hợp khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận.

Nhược điểm cần hạn chế khi sử dụng móng bè

Do không phải địa chất, địa hình nào cũng áp dụng được bởi móng bè rất dễ bị lún không đều, lún lệnh do các lớp địa chất bên dưới, dẫn đến tuổi thọ công trình giảm, ảnh hưởng đến phương án kinh doanh.

Chọn bàn làm việc tại nhà như nào là đẹp, tiết kiệm nhất

Quá trình thi công móng bè

Giai đoạn chuẩn bị thi công móng

Là công việc cần thiết trước khi bắt tay vào quá trình thi công móng bè, bạn cần chuẩn bị kỹ càng về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Ngoài ra cần chuẩn bị mặt bằng thi công bao gồm giải phóng và san lấp mặt bằng để đảm bảo quá trình thi công diễn ra được thuận lợi nhất, đảm bảo chất lượng công trình về sau.

Đào đất hố móng

Trên diện tích đất thi công đã được giải phóng và san lấp ở giai đoạn trên, công việc tiếp theo cần làm là đào hố móng thi công. Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất mà bản vẽ quy định. Đào hố móng theo bản vẽ quy định để chuẩn bị cho quá trình thi công được diễn ra thuận lợi

Xây tường móng

Chọn bàn làm việc tại nhà như nào là đẹp, tiết kiệm nhất

Đổ bê tông giằng

Để đảm bảo chất lượng bê tông cũng như chất lượng toàn bộ công trình cần nhào trộn bê tông theo đúng tiêu chuẩn về liều lượng, từng thành phần và tiến hành đúng quy định, yêu cầu kỹ thuật. Theo cách thi công móng bè đúng chuẩn thì bê tông được đổ theo từng lớp, mỗi lớp bê tông dày khoảng từ 20cm – 30cm sẽ là hợp lý để đảm bảo cho sự liên kết giữa các lớp bê tông, lớp trên phải đổ chồng lên lớp dưới khi lớp dưới bắt đầu đông kết.
Đổ bê tông giằng là công đoạn giúp đảm bảo chất lượng bê tông cũng như chất lượng toàn bộ công trình về sau

Nghiệm thu và bảo dưỡng móng bê tông

Sau khi đổ bê tông móng bé, móng bê tông cần phải luôn được giữ ẩm, bảo dưỡng trước những tác động khí hậu của môi trường tự nhiên bằng cách tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc và đủ ngày tuổi công ra bê tông thành phẩm. Móng bê tông cần phải luôn được giữ ẩm, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng tốt nhất

Một số lưu ý cần biết khi thi công móng bè

– Điều chỉnh độ lún cho phù hợp bởi nếu độ lún không đều sẽ khiến cho chiều dày của móng bè thay đổi.
– Các cọc có vai trò vô cùng quan trọng là truyền tải trọng xuống nền đất dưới chân cọc thông qua sức kháng mũi và vào nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên. Do đó chú ý bố trí cọc trong đài thành nhóm hoặc riêng lẻ tùy theo hàng hay tùy theo yêu cầu cấu tạo của công trình nhằm giảm áp lực lên nền ở đáy bè hay giảm nội lực trong bè một cách tốt nhất.

Lời kết: Trên đây là một vài thông tin cơ bản về móng bè và cách thi công móng bè, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và giám sát quá trình thi công để đảm bảo sự chắc chắn cho công trình của mình. 
 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<