Laminate và những điều bạn cần biết

Laminate và những điều bạn cần biết

Ngày nay, dưới sức ép của nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt nghiêm trọng, con người có xu hướng tìm đến các vật liệu công nghiệp có khả năng mô phỏng thiên nhiên gần như hoàn hảo, trong đó có “Laminate” là cái tên không thể không kể đến. Sự xuất hiện của laminate không chỉ tạo nên cơn sốt bởi tính mô phỏng cao của nó như giả đá, giả gỗ, giả sắt thép để thỏa mãn nhu cầu thị giác mà còn tích hợp nhiều ưu điểm không thể phủ nhận.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Laminate – vật liệu tiến bộ của thời đại ngày nay và những ứng dụng của nó trong thiết kế nhà ở.

Laminate là gì?

Cấu tạo của tấm Laminate

Tấm laminate hay còn gọi là formica được cấu tạo bởi 3 lớp: Kraft Paper (lớp giấy nền), Decorative Paper (lớp phim tạo màu) và Overlay (lớp màng phủ bên ngoài). Được kết hợp giữa ba lớp trên cùng với lớp keo chuyên dụng nên cấu tạo của laminate rất chặt chẽ, đồng thời laminate còn được tạo nên dưới áp suất và nhiệt độ cao nên vô cùng ổn định và vững chắc.

Laminate là gì?

Sở hữu hơn 1000 màu cơ bản, laminate rất đa dạng về màu sắc hoa văn và có những tính năng ưu việt mà các vật liệu công nghiệp khác không hề có. Do đó, laminate được ứng dụng khá rộng rãi trong thi công nội thất, các công trình từ đơn giản đến phức tạp có laminate đều chiếm được sự tin tưởng của hầu hết khách hàng.

Lịch sử ra đời của Laminate

Bắt nguồn từ ý tưởng sử dụng tài nguyên gỗ một cách tiết kiệm năm 1992, Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber là người gốc Mỹ đã cho ra đời gỗ Laminate để sử dụng thay cho gỗ công nghiệp. Tuy ra đời muộn nhưng ứng dụng của Laminate thực sự khiến nhân loại vô cùng kinh ngạc. Laminate có bề mặt chống xước, chịu lực, chống mối mọt, bền màu và đa dạng về chủng loại cho phép. Đặc biệt, Laminate còn được phủ sóng rộng rãi trên mọi lĩnh vực như nội thất, kiến trúc, vật liệu hay xây dựng,…

Có thể bạn chưa biết: Laminate có hơn 200 màu sắc các loại với khả năng mô phỏng tất cả các dạng vật liệu khác. Riêng với thương hiệu Laminate Kingdom đã tung ra thị trường trên 350 màu với đủ kích cỡ từ 0,6 đến 1,3mm. Kích thước tiêu chuẩn của một tấm laminate thông thường là 1220×2440 (mm), độ dày phổ biến 0,6-0,8mm với loại thường và 0,5mm với laminate dùng để uốn cong.

Ưu điểm và nhược điểm của tấm Laminate

Xuất hiện tại thị trường chưa được bao lâu nhưng laminate đã khẳng định chỗ đứng vững chắc và trở thành xu thế thiết kế nội thất chung cư được đông đảo người Việt ưa chuộng. Lý do gì đã  khiến dòng vật liệu này trở nên “hot” đến như vậy?

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm của tấm Laminate

  • Laminate có bề mặt được bao phủ bởi lớp overlay bền chắc nên rất khó phai màu, lại có khả năng chịu được sự tác động của thời tiết và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Bộ sưu tập có hơn 200 màu sắc, họa tiết kiểu dáng bắt mắt như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước,… Laminate có khả năng mô phỏng bất kỳ dạng vật liệu nào mà bạn nhìn thấy như laminate vân đá, laminate vân gỗ,…
  • Dẻo dai và có thể uốn cong (đặc tính mà hầu hết gỗ thông thường không có được)
  • Chịu xước, chịu lực tốt. Khi kết hợp với cốt gỗ MDF, các vật liệu làm từ laminate có khả năng chống cong vênh, mối mọt, đảm bảo tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao.
  • Chịu nhiệt, chống tĩnh điện tốt.
  • Dễ vệ sinh, bảo quản.
  • Vật liệu sẵn có, dễ thi công, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức làm nhà.
  • Giá cả phải chăng.

Nhược điểm của tấm Laminate

  • Gỗ công nghiệp Laminate có giá thành khá cao so với các vật liệu khác
  • Gia công laminate đòi hỏi kỹ thuật dán keo hiện đại và tay nghề cao để tránh trường hợp sản phẩm sẽ bị bong tróc trong thời tiết ẩm và gây mất thẩm mỹ
  • Không nên dùng gỗ laminate trong môi trường ẩm ướt
  • Đồ gỗ laminate không thích hợp với không gian mang phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển.

Ứng dụng Laminate trong đời sống

Nếu gỗ tự nhiên phù hợp với những gia chủ đứng tuổi  thích sự sang trọng, lịch sự trong không gian sống thì Laminate lại được các gia đình trẻ vô cùng yêu thích bởi có thể làm bật được sức sống tươi trẻ, năng động và hiện đại của căn nhà.
Như đã nói, laminate có khả năng mô phỏng gần như trọn vẹn các dạng vật liệu khác như gỗ, đá, sắt, thép nên các kiến trúc sư có thể thỏa sức sáng tạo với mọi không gian khác nhau chỉ với một dạng vật liệu bề mặt. Điều này không chỉ tối ưu sự đồng bộ cho không gian mà còn tiết kiệm được tối đa chi phí về vật liệu cho chủ nhà.

Ứng dụng Laminate trong đời sống

Trong hạng mục thiết kế nội thất chung cư, gỗ công nghiệp laminate thường được sử dụng để:

  • Thiết kế tủ bếp, lavabo nhà tắm.
  • Thiết kế giường ngủ.
  • Làm ốp tường, quầy kệ, ốp trần.
  • Thiết kế giá kệ & vách trang trí, tủ quần áo, kệ tivi.

Cửa gỗ từ Laminate

Cửa gỗ từ Laminate

Với những không gian nhà ở được thiết kế theo phong cách hiện đại thì không thể thiếu được các mẫu cửa gỗ laminate. Cửa gỗ làm từ laminate không chỉ nhẹ, hạn chế cong vênh mà mẫu mã cũng vô cùng đa dạng, phù hợp với thị hiếu của nhiều gia chủ.

Giường ngủ bằng gỗ laminate

Giường ngủ bằng gỗ laminate

Các mẫu giường ngủ laminate có thiết kế tối giản hơn với thông thường bởi bản thân màu sắc của laminate đã mang đến sự hiện đại, đủ để khiến không gian phòng ngủ trở nên tinh tế nhất.

Tủ bếp từ laminate

Tủ bếp từ laminate

Có thể nói laminate có ứng dụng nhiều nhất trong hạng mục tủ bếp. Tủ bếp laminate phù hợp với những không gian được thiết kế theo phong cách hiện đại hoặc tối giản. Tủ bếp làm bằng laminate thường được kết hợp với các dòng phụ kiện hiện đại, thông minh để nâng cao tính thẩm mỹ cũng như công năng cho không gian nấu nướng.

Vách tivi và kệ trang trí bằng gỗ laminate

Những vách trang trí, vách ốp tường, trần bằng laminate là giải pháp hoàn hảo để thay thế cho cấu trúc tường xây đơn điệu. Bạn có thể kết hợp thêm các đường nẹp chỉ inox hoặc gắn đèn LED âm để bức vách trở nên ấn tượng và nổi bật hơn.

Tủ áo bằng laminate

Tủ áo bằng laminate

Trong đồ nội thất gia đình, laminate còn được ứng dụng trong thiết kế và thi công tủ áo.

Sàn gỗ bằng laminate

Với thành phần cốt gỗ công nghiệp, sàn laminate tích hợp đầy đủ ưu điểm như chống mối mọt, cong vênh, chống ẩm, bền màu và giá thành hợp lý nên được khá nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Ngoài ra,sàn gỗ công nghiệp còn dễ lắp đặt nên khá tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.

Vách ngăn bằng laminate

Ở các công trình công cộng, đặc biệt là những nơi cao cấp, sang trọng, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp laminate ứng dụng trong việc gia công vách trang trí, vách ngăn cửa, quầy lễ tân,… khá cao cấp và giàu tính thẩm mỹ.
Laminate, Veneer và Acrylic hơn kém gì nhau?
Laminate, Veneer và Acrylic đều là những vật liệu dùng để dán lên bề mặt gỗ công nghiệp với những ưu nhược điểm phù hợp với đặc thù từng loại công trình và phong cách khác nhau.
Vậy làm thế nào để phân biệt giữa 3 dòng vật liệu này? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chúng, hãy cùng tham khảo bảng so sánh mà 9X Interior đã trình bày dưới đây:

So sánh giữa Acrylic và Laminate

So sánh giữa Acrylic và Laminate

So sánh Veneer và Laminate

So sánh Veneer và Laminate

Laminate sẽ là lựa chọn số 1 nếu bạn thích màu vân gỗ, lại có độ bền và giá thành hợp lý. Thay vào đó, nếu bạn muốn nội thất đơn giản hơn nhưng lại bắt mắt thì acrylic sẽ là chọn lựa phù hợp hơn cả.

Ngoài ra, với một số hạng mục nội thất, bạn có thể kết hợp các dòng chất liệu này với nhau, ví dụ như với tủ bếp. Tủ bếp dưới chịu trọng lực lớn, hay bị va đập thì bạn nên dùng laminate còn tủ bếp trên ít chịu tác động hơn hoặc acrylic để tiết kiệm chi phí gia đình. Đồng thời, yếu tố máy móc và trình độ gia công cũng là một yếu tố để quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm nên hãy tìm hiểu thật kỹ ứng dụng các vật liệu thiết kế trước khi thi công nhé!

Bảng giá gỗ Laminate

Dưới đây là bảng báo giá gỗ laminate mà chúng tôi tổng hợp từ nhiều nhà phân phối để đưa ra mức giá sàn chung. Tuy nhiên, bảng giá trên chỉ có tính tham khảo và có giá trị tới thời điểm hiện tại nên hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Bảng giá gỗ Laminate

Ngoài bảng báo giá trên, gỗ laminate An Cường (tấm laminate) có giá dao động từ 1.2 – 1.5 triệu đồng/m2, mức giá này áp dụng với tấm laminate có kích thước 1.22m × 2.44m, dày 0.7mm – 0.8mm. Tuy nhiên giá gỗ laminate cũng tùy thuộc vào màu sắc và hoa văn trên bề mặt.
Laminate và những địa chỉ thiết kế nội thất tại Hà Nội

Với những ưu điểm vượt trội về độ bền và tính thẩm mỹ như trên, laminate được các gia chủ hiện đại vô cùng ưa chuộng và săn lùng. Tuy nhiên, nếu bạn không may mắn lựa chọn phải dòng laminate “nhái” cùngvới trình độ gia công dán cạnh kém thì chắc chắn độ bền của đồ nội thất sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo tính thẩm mỹ không được trọn vẹn, ưng ý.

Nếu những ai đã từng dùng gỗ tự nhiên, chắc chắn sẽ nhiều lúc gặp phải tình trạng có chi tiết mép bàn, mép cạnh bị hở, bị trầy gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, điều này sẽ không bao giờ xảy ra với vật liệu laminate. Công nghệ dán cạnh tiên tiến cùng bàn tay giàu kinh nghiệm của đội ngũ thợ 9X Interior sẽ đảm bảo các đường cắt mịn, không đường line, viền không bị nứt vỡ, nham nhở gây mất mỹ quan.
Chúng tôi luôn lựa chọn những dòng laminate ưu việt từ đơn vị cung cấp uy tín, công nghệ dán cạnh bằng máy móc đạt chuẩn, chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất với căn hộ,. Nếu bạn đang có nhu cầu làm đồ nội thất cho căn hộ chung cư của mình từ laminate thì hãy đến với chúng tôi ngay nhé!

Một số loại mẫu gỗ khác có thể bạn cần biết.

Trong bảng dưới đây là bài viết chi tiết về các loại gỗ, vật liệu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất mà bạn có thể quan tâm.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<