Lựa chọn thiết kế hầm để xe hiện đại nhất hiện nay

Lựa chọn thiết kế hầm để xe hiện đại nhất hiện nay

Lựa chọn thiết kế nhà có tầng hầm hiện nay đang được nhiều người ưa chuộng vì hạn chế diện tích nhà ở. Nhưng vấn đề thiết kế ra sao cho phù hợp và đẹp mắt vẫn là một câu hỏi khó khiến nhiều chủ nhà có ý định thiết kế đang rất băn khoăn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc lớn này. Cùng theo dõi nhé, chúng tôi sẽ cập nhật một vài thông tin liên quan đến thiết kế hầm để xe mà bạn có thể đang quan tâm

Nhà ống đẹp có tầng hầm hiện đại

Với các mẫu nhà ống, nhà tầng hiện đại, việc thiết kế thêm tầng hầm cho gia đình là điều cần thiết. Chúng không chỉ đơn giản với công năng trở thành hầm để xe mà hoàn toàn có thể trở thành một thiết kế thẩm mỹ tạo vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà. Các kỹ sư thiết kế nhà ống có tầng hầm sẽ có các biện pháp thi công tầng hầm khác nhau để phù hợp với từng mẫu nhà, vậy với nhà ống thì sao?

Với mẫu nhà này, kỹ sư thiết kế có thể linh động sử dụng tông màu sáng làm chủ đạo cho toàn bộ ngôi nhà. Các mẫu họa tiết trang trí, ốp tường sẽ được tận dụng một cách tối đa nhằm tạo ra những đường nét hài hòa, của các hình khối kiên cố xếp lên nhau trong nhằm tôn lên sự sang trọng và hiện đại. Cụ thể bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm cho mẫu nhà ống 3 tầng thông thường như sau:

Thiết kế mặt bằng tầng hầm

Trong bản vẽ tầng hầm của các mẫu nhà ống sẽ được bố trí dọc theo thiết kế của căn nhà. Tại đây, các kỹ sư sẽ thiết kế đơn giản và rộng rãi tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình. Tầng hầm bao gồm gara để xe và kho chứa đồ, trang thiết bị cho gia chủ. (Đầu hoặc cuối tầng hầm đều có thể bố trí cầu thang đi lên tầng trệt của ngôi nhà, miễn sao bạn thấy phù hợp và tiện lợi nhất.)

Thiết kế mặt bằng tầng trệt

Tầng trệt của mẫu nhà ống hiện đại được bố trí 1 phòng khách, bếp nấu + phòng ăn và phòng vệ sinh. Nội thất được bố trí tiện nghi và hiện đại mang tới một không gian sang trọng.

Thiết kế mặt bằng tầng 2

Tầng 2 của mẫu nhà ống được bố trí các phòng ngủ và phòng vệ sinh. Các kiến trúc sư sẽ kết hợp linh hoạt và khéo léo ban công, sảnh cầu thang tạo không gian thoáng đãng nhất cho ngôi nhà.

Thiết kế mặt bằng tầng 3

Việc bố trí phòng ốc được thực hiện tương tự như tầng 2 nhưng sẽ rút đi 1 phòng ngủ và tăng thêm phòng thờ, sân thượng để có thể trồng thêm cây cảnh, có một sân chơi hoặc để phơi quần áo.

Lưu ý là các mẫu thiết kế nhà có tầng hầm của nhà ống có thể dành cho ngôi nhà 1 tầng, 2 tầng và thậm chí nhiều tầng khác nhau. Để có thể thiết kế cho mình một công trình thiết kế nhà có tầng hầm đẹp chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến cách bài trí và công năng sử dụng hợp lý cho các phòng.

thiết kế hầm gửi xe

Nhà mặt phố thiết kế tầng hầm như thế nào

Với mẫu thiết kế nhà mặt phố có tầng hầm, biệt thự có tầng hầm, tầng hầm lửng cũng trở thành 1 giải pháp tương đối hiệu quả cho những ngôi nhà mặt phố. Tầng hầm lửng là thiết kế 1 nửa dưới lòng đất, 1 nửa bên trên giúp không gian thoáng và ánh sáng tự nhiên được tận dụng nhiều nhất.
Để có thể thiết kế những tầng hầm và tầng hầm lửng một cách hài hòa và đẹp mắt nhất. Chúng ta cần phải có sự tư vấn từ các kỹ sư. Gam màu được sử dụng chủ yếu là màu trắng và màu nâu. Khi 2 màu này phối với nhau sẽ không gây cảm giác nhức mắt cho người dùng như những màu nóng, màu đậm. Hệ thống kiến trúc các tầng trên của ngôi nhà sẽ tập trung sử dụng những hình khối đơn giản và hiện đại với hệ cửa số bằng kính.

Tại các tầng của căn nhà, chúng ta có thể bố trí thêm khoảng rộng ban công để trồng cây cảnh nhằm mang lại sự tươi mới, hài hòa thiên nhiên.
Mẫu thiết kế nhà có tầng hầm này cũng tương tự mẫu nhà ống. Điểm khác biệt bạn có thể áp dụng đó là cửa ra của tầng hầm tách biệt hẳn với cửa chính, không gian được nới rộng tuyệt đối. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được thiết kế này, mảnh đất của bạn cần có sự vuông vắn. Độ sâu và chiều ngang phải đủ để bạn thiết kế được một khoảng sân rộng rãi với hệ thống cây cảnh, cỏ hoa, rải sỏi và hòn non bộ cùng không gian tiện nghi nhất.

Thiết kế mặt bằng tầng hầm

Tầng hầm để xe rộng rãi cho ô tô, bố trí rộng bằng toàn bộ thiết kế mặt bằng tầng 1. Có 1 lối đi dẫn lên cửa chính phòng khách.
Thiết kế mặt bằng tầng 1
Mặt bằng tầng 1 được bố trí đơn giản bao gồm 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 1 phòng ngủ nhỏ, WC chung và sảnh cầu thang từ tầng hầm.
Thiết kế mặt bằng tầng 2
Thiết kế mặt bằng tầng 2 bao gồm 1 phòng ngủ lớn, 2 phòng ngủ nhỏ, phòng làm việc và WC chung.  

Những biện pháp thi công tầng hầm nhà phố phổ biến

Đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên

Có thể nói đây là một trong những biện pháp thi công tầng hầm nhà phố an toàn và được sử dụng nhiều nhất.
Ưu điểm: Phương pháp này thi công khá đơn giản, thuận tiện, độ chính xác cao, quá trình kiến trúc, xây dựng dễ dàng. 
Nhược điểm: Với thiết kế này, chiều sâu hố móng lớn. Nếu gặp trường hợp lớp đất bề mặt yếu thì việc thi công xây dựng công trình sẽ rất khó khăn. Biện pháp này cũng có thể khiến công trình, công trình lân cận bị lún, nứt.

thiết kế hầm gửi xe
 
Thi công tường hầm trước khi đào đất

Đây là biện pháp mà trước khi tiến hành việc đào đất. Người ta tiến hành thi công phần tường bao của căn hầm trước rồi mới đào đất trong lòng tường hầm đến đáy hầm.
– Ưu điểm: Phương pháp này cũng khá đơn giản, có thể áp dụng trên đa phần các công trình.
– Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, công sức khi đào đất đồng thời không gian bị vướng víu.

Lưu ý thiết kế nhà tầng hầm đẹp và tiện dụng nhất

Xác định diện tích và kiểu thiết kế hầm

Các kiến trúc sư sẽ căn cứ vào kết cấu, diện tích ngôi nhà cũng như số lượng xe và mong muốn của gia chủ để thiết kế những tầng hầm phù hợp. Thêm vào đó là phải dựa vào điều kiện khí hậu và môi trường để lựa chọn thiết kế tầng hầm hay tầng hầm lửng. Với khí hậu lạnh sẽ có thể chọn kiểu hầm hoàn toàn phía dưới mặt đất để tạo sự ấm cúng, tăng công năng sử dụng như hầm rượu, kho chứ đồ, thực phẩm…  
Hiện nay, chúng ta thường sử dụng tầng hầm lửng để lấy ánh sáng tự nhiên và sự thông thoáng của luồng không khí. Thiết kế này được các nhà phong thủy và kiến trúc sư khuyên sử dụng cho gia chủ.

Nguồn ánh sáng và thông thoáng

Chúng ta hoàn toàn có thể bố trí những giếng trời hoặc các khe hở nhỏ để bớt cảm giác ngột ngạt, tối tăm và ẩm thấp cho tầng hầm. Đặc biệt nếu có điều kiện, chúng ta nên đặt hệ thống thông gió, hút khí cho công trình của mình đảm bảo tốt cho sức khỏe của các thành viên nhất.
Thiết kế không gian xanh
Trước cửa tầng hầm, sảnh, sảnh cầu thang phải được thiết kế tiểu cảnh nhằm điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan đẹp đẽ, thoáng đãng và sang trọng cho gia chủ.

Sẵn sàng chống ngập

Khi thiết kế nhà có tầng hầm, chúng ta cần lưu ý đến việc chống thấm, chống ngập và thoát nước cho tầng hầm. Xử lý hoàn toàn những trường hợp xấu mà thời tiết và kỹ thuật công trình chưa đảm bảo gây ra.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<