Những điều bạn chưa biết về phong cách kiến trúc gothic.
Với nền kiến trúc châu Âu, khái niệm kiến trúc gothic được sử dụng và biết đến rất nhiều. Tuy nhiên với thế giới phẳng đang mở ra hiện nay, các nét văn hóa trên thế giới hòa nhập vào với nhau thì nghệ thuật kiến trúc gothic cũng du nhập sang các nước ở các châu lục khác.
Kiến trúc từng quốc gia, khu vực lại có những cách kết hợp kiến trúc gothic này riêng biệt và độc đáo. Tóm lại, đặc trưng của phong cách kiến trúc Gothic là gì, lịch sử của nó phát triển ra sao, các kiểu phong cách kiến trúc gothic thế nào thì các bạn hãy dành vài phút để tham khảo bài viết sau:
Đọc thêm:
- Gỗ Tần Bì là gì? Gỗ Tần Bì có tốt không?
- Bảng báo giá cửa gỗ tự nhiên, khuôn cửa gỗ mới, hiện đại 2018
- Mẫu cửa gỗ tự nhiên 2 cánh đẹp, đem lại vẻ đẹp mới cho mặt tiền ngôi nhà
Nguồn gốc kiến trúc gothic
Kiến trúc Gothic (hay francigenum opus) – phong cách kiến trúc Gothic là một phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu. Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân dụng. Nhiều mẫu kiến trúc nhà thờ còn lại đến ngày nay.
Trong số chúng, ngay những công trình nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng phần vì không có 2 công trình kiến trúc Gothic nào lại giống hệt nhau. Rất nhiều những công trình lớn là những kiệt tác kiến trúc vô giá được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Kiến trúc Gothic xuất hiện đầu tiên ở nước Pháp vào khoảng năm 1140, thế kỷ 12 sau CN. Ban đầu, phong cách kiến trúc gothic này phát triển mạnh mẽ trong xây dựng các nhà thờ có chiều cao lớn. Sau đó lan rộng ra trong thiết kế của các loại công trình khác như lâu đài, cung điện, cầu cảng… Các đặc điểm chính dễ thấy ở phong cách này như vòm nhọn, có nhiều cửa sổ và có họa tiết trang trí từ gân lá cây.
Đặc trưng của kiến trúc Gothic
Đặc điểm dễ dàng nhận thấy ở các phong cách kiến trúc Gothic này chính là việc sử dụng các mái vòm vuốt nhọn, theo đó phong cách kiến trúc này sẽ tập trung nhấn mạnh vào những hình khối theo chiều thẳng đứng và những hệ cột mảnh, trần cao mở rộng với sự kết hợp của những vật liệu như kính.
Phong cách kiến trúc Gothic trong kiến trúc đại diện cho bước tiến lớn cách xa hệ thống xây dựng tương đối cơ bản đã chiếm ưu thế ở trước đó. Gothic phát triển theo phong cách kiến trúc Roman, khi sự hòa bình tương đối và sự thịnh vượng cho phép phát triển văn hóa và xây dựng các tòa nhà lớn. Từ năm 1000 đến năm 1400, một số nhà thờ lớn đã được xây dựng ở cả Anh và Pháp, cho các kiến trúc sư và thợ xây một cơ hội để làm việc thiết kế phức tạp và táo bạo hơn bao giờ hết.
Yếu tố căn bản nhất của phong cách kiến trúc Gothic là kiến trúc với mái vòm và đầu nhọn. Nó có thể được mượn từ kiến trúc Hồi giáo đã từng được thấy ở Tây Ban Nha vào thời điểm này.
Một số nét đặc trưng của kiến trúc gothic cũng được vận dụng, song cách tân phù hợp với hiện đại và từng khu vực trên thế giới, ở Việt Nam, bạn có thể thấy được những đặc trưng đó ở những mẫu nhà 3 tầng cổ điển.
Một thành phần cấu tạo rất quan trọng trong kiến trúc kiểu Gothic đó là cuốn bay (còn được gọi là flying buttess). Cuốn bay đã đỡ sức nặng của cột tải trọng vòm và làm giảm đi thiết diện của cột kiến, các ô cửa sổ ở trên được mở rộng ra và sự uyển chuyển ở trong từng đường nét. Các cuốn bay này như những bổ trụ và gồm có những cuốn nghiêng ở trên cao, bệ cột đứng. Nó còn dùng đỡ lực đạp ở mặt bên, cũng góp phần liên kết nhịp lớn và nhịp bên. Kiến trúc gothic thực sự là những sáng tạo lớn cho nền kiến trúc châu u và nền kiến trúc nhân loại.
Đặc trưng của phong cách kiến trúc Gothic còn là kết cấu không gian rất rộng lớn hệ thống khung chịu lực chắc chắn. Các thành phần chính từ mái đổ xuống chính là vòm mái hình múi có sống, cuộn bay, cuộn nhọn và cột. Kết cấu này mang tới sự chắc chắn song vẫn giữ nét mềm mại, thanh thoát và sang trọng vô cùng. Nhìn chung, toàn bộ kết cấu của phong cách kiến trúc Gothic không còn liên quan tới kiến trúc La Mã cổ trước, nó có những cách tân là các cuộn nhọn (từ kiến trúc phương Đông).
So sánh kiến trúc gothic với kiến trúc Roman
Kiến trúc Roman chịu ảnh hưởng lớn của kiến trúc La Mã cổ đại và cả lối kiến trúc Byzantyne (vì một số khu vực của Roman thì nằm trong biên giới của đế chế La mã)
Phong cách kiến trúc Roman thì nằm rải rác ở các địa phương, không tập trung lớn ở các thành phố.
Về loại hình kiến trúc thì không được phong phú và hầu như được áp dụng cho các thiết kế nhà thờ, tu viện, một số công trình của giai cấp phong kiến.
Kiến trúc Roman thì không được đồ sộ và rộng lớn như kiến trúc La Mã trước đó cũng không cầu kỳ, mặt ngoài khá thô ráp, ít trang trí với kích thước cửa sổ nhỏ, lối đi hẹp.
Trong kết cấu của kiến trúc Roman cũng sử dụng nhiều cửa cuốn trụ, hình dạng vòm nôi và vòm bán cầu, làm chủ yếu bằng vật liệu đá với kỹ thuật khá thô sơ ghép nối với nhau theo hình dạng tròn hoặc vuông với chữ La tinh.
Ở phía Tây của các nhà thờ kiểu Roman thường nổi bật lên hai hoặc nhiều tháp cao có các hình dạng như tròn, trụ, hình học còn ở phía Đông, thân của nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang.
Đó là một vài đặc điểm cơ bản của phong cách kiến trúc Gothic và Roman, chứng tỏ rằng sự phát triển, sáng tạo của con người thời kỳ sau ngày càng cao. Nó chính là một trong những nét độc đáo của kiến trúc châu u. Phong cách kiến trúc Gothic ngày nay đã được nhiều kiến trúc sư khám phá và sáng tạo, áp dụng vào nền kiến trúc hiện đại ngày nay.
- 10+ Mẫu thiết kế văn phòng 30m2 đẹp nhỏ gọn vạn người mê
- Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh
- Tại sao Austdoor trở thành loại cửa cuốn an toàn hàng đầu hiện nay?
- Nhóm Tứ hành xung tuổi Thân gồm những tuổi nào? Cách hoá giải thế nào ?
- Giải đáp những câu hỏi xung quanh thiết kế nội thất chung cư 90m2