Tất tần tật những điều cần biết về kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng

Những điều cần biết về kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng

Một nhà hàng có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào công sức, nỗ lực mà bạn sẵn sàng bỏ ra để đạt được. Thực trạng cho thấy nhiều nhà hàng kinh doanh phải đóng cửa trong thời gian ngắn bởi khâu chuẩn bị không kỹ lưỡng, chủ quán không nỗ lực hết mình để hoàn thành những hạng mục còn dang dở. Trong khi đó một số nhà hàng “sinh sau đẻ muộn” nhờ tìm được phương thức kinh doanh đúng đắn, cẩn trọng trong từng bước chuẩn bị, đã dễ dàng lớn mạnh và chiếm được thị phần riêng của mình. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc các kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cần lưu ý. 

Tham khảo thêm:

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng

Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết

Lên kế hoạch chi tiết là công việc không thể thiếu khi bạn kinh doanh bất cứ ngành nghề gì, trong đó có kinh doanh nhà hàng ăn uống. Bạn nên hoạch định kinh doanh nhà hàng theo từng tháng, quý, năm một và có sự điều chỉnh linh hoạt, nhịp nhàng theo sự thay đổi liên tục của thị trường và nhu cầu khách hàng. 

Xác định thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu chính là phần đối tượng khách hàng tiềm năng mà nhà hàng hướng tới và thỏa mãn nhu cầu của đối tượng khách hàng đó. Tuy nhiên, bạn phải chấp nhận một thực tế là chẳng có nhà hàng nào có thể đáp ứng được 100% nhu cầu của mọi người, vì vậy, chỉ cần khoanh vùng khoảng 10% thị trường và phục vụ tốt đối tượng trong khoảng này, chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ thành công.
Đối tượng khách hàng có thể phân theo độ tuổi, giới tính, thu nhập vv… để bạn xác định rõ hơn hướng đi cho nhà hàng của mình. Ví dụ, với những người thuộc thế hệ trước thì có xu hướng thích sự yên bình và sang trọng trong khi thế hệ trẻ bây giờ thường chú trọng vào những không gian hào nhoáng, năng động. Căn cứ vào điều này, hãy lựa chọn phong cách nhà hàng và cách thức phục vụ phù hợp nhất cho nhà hàng của mình.

Huy động vốn

Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn là câu hỏi thường trực của mỗi người trước khi bắt đầu vào lĩnh vực mạo hiểm này. Là yếu tố quyết định trực tiếp tới quy mô nhà hàng, bạn cần phải linh hoạt vốn giữa hai khoản chi phí chính là chi phí ban đầu và chi phí sau khai trương (hay còn gọi là chi phí duy trì).
Trong đó, sẽ có một khoản chi phí rủi ro xấp xỉ bằng ba tháng đầu sau khi nhà hàng đi vào hoạt động. Bởi đây là thời gian đệm khá quan trọng để nhà hàng lấy được khách quen cũng như trang trải cho những chi phí truyền thông đi kèm.

Vốn lấy từ đâu?

Một trở ngại phải nói là lớn nhất trước khi bắt tay xây dựng nhà hàng là huy động nguồn vốn. Không phải ai cũng có đủ tiềm lực kinh tế hay quan hệ để một mình gánh vác tất cả chi phí trong quá trình thi công, do đó, ,m ngân hàng là nơi mà hầu hết các ông bà chủ nhà hàng hướng tới.
Thường thì các ngân hàng sẽ chẳng hứng thú cho lắm khi bỏ ra hàng trăm, hàng tỷ đồng cho một nhà hàng chưa biết sẽ “sống, chết” thế nào. Vì vậy, để kêu gọi được nguồn vốn từ ngân hàng, hãy cố gắng hoạch định một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, khả năng cạnh tranh của mình để thuyết phục được sự đầu tư từ

Nghiên cứu mặt bằng kinh doanh thật kỹ

Với những chủ nhà hàng có tiềm lực kinh tế, họ thường lựa chọn vị trí đắc địa như các khu trung tâm thành phố, khu vực trên trục đường chính, ngã tư, trường học hay khu dân cư đông đúc vv… Còn với những chủ quán start-up, kinh doanh nhà hàng nhỏ với nguồn tài chính còn mỏng, bạn không nên đổ quá nhiều vào chi phí mặt bằng đắt đỏ, thay vào đó hãy xác định đối tượng khách hàng hướng tới để lên kế hoạch và lựa chọn địa điểm phù hợp nhất. Ví dụ, bạn hướng tới nhân viên văn phòng, hãy thuê mặt bằng tại những khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, khu trung tâm thương mại, cùng hướng với các cụm công ty đó.

Nghiên cứu mặt bằng kinh doanh thật kỹ

Ngoài ra, hãy cân nhắc đến những yếu tố sau để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất trước khi lựa chọn địa điểm đặt nhà hàng:
Giao thông: Lưu lượng người qua lại hàng ngày, địa điểm có thuận lợi để khách hàng dừng chân không? có chỗ đỗ xe không?
Lịch sử địa điểm: địa điểm này trước đó làm gì? sau họ không kinh doanh nữa? Nếu thua lỗ thì nguyên nhân do đâu?
Các nhà hàng xung quanh: các nhà hàng xung quanh kinh doanh gì, mở lâu chưa? Nhà hàng của mình có thể cạnh tranh được không?
Quy hoạch, phát triển: địa phương có kế hoạch gì với khu vực xung quanh mảnh đất bạn sắp thuê không?

Chắc chắn trong việc ký hợp đồng nhà hàng

Thông thường, mọi người thường ký hợp đồng thuê nhà hàng vào khoảng 6 tuần trước khai trương. Đây được coi là khoảng thời gian cần và đủ để chủ quán có thể chuẩn bị các công việc cần thiết như tuyển nhân viên, làm nội thất, truyền thông, quảng cáo vv… Bạn cũng nên lưu tâm về việc ký hợp đồng dài hạn, trong đó khoảng thời gian từ 1-2 năm được nhiều chủ quán lựa chọn nhất bởi trong khoảng này, bạn có thể xoay vốn linh động hơn và không phải đối mặt với pháp luật nếu chẳng may không thể chi trả tiền thuê nhà vì làm ăn thua lỗ.

Chắc chắn trong việc ký hợp đồng nhà hàng

Thiết kế nội thất – linh hồn của nhà hàng

Mật độ các không gian nội thất

Thiết kế và thi công nội thất đóng góp một phần quan trọng trong sự thành công của nhà hàng. Không ngoa khi ví nội thất như linh hồn của nhà hàng, bởi nó không chỉ phục vụ trực tiếp cho việc ăn uống của thực khách mà còn tạo nên cái hồn riêng, dấu ấn riêng cho mỗi nhà hàng. Các không gian chính trong nhà hàng như khu chế biến, khu bếp, kho, khu dành cho khách và tiền sảnh vv… cần được thiết kế hợp lí với diện tích, mật độ vừa phải. Thông thường người ta sẽ dành ra 50-60% cho khu khách hàng, 30% cho khu chế biến – nấu nướng và còn lại là kho trữ hàng.

Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp

Nếu là người hay đi ăn nhà hàng, chắc hẳn bạn sẽ không lạ gì với các thương hiệu lớn như BBQ, KFC, HungTong, hay Jiro vv… Tuy xuất hiện trên thị trường Việt Nam không lâu nhưng các thương hiệu ẩm thực du nhập từ nước ngoài này đã tạo nên cơn sốt không nhỏ và chiếm được những thị phần riêng của mình. Một trong những bí quyết làm nên sự lớn mạnh đó chính là việc tạo được dấu ấn riêng qua việc lựa chọn phong cách thiết kế nội thất nhà hàng đặc trưng, nổi bật. Vì vậy, tùy từng đối tượng khách hàng hướng tới, hãy tự tạo cho nhà hàng của mình một phong cách chủ đạo, đồng nhất từ việc thi công nội thất cho tới các yếu tố trang trí trong ngoài. Tôi tin thành công sẽ tới với bạn trong tương lai không xa.

Tiếp thị, quảng cáo

Tiếp thị, quảng cáo là một phần không thể thiếu trong chiến lược thu hút khách hàng tới cửa hàng trong thời gian đầu đầy khó khăn. Với thời đại công nghệ hóa, bạn có rất nhiều công cụ để tăng lượt traffic cho nhà hàng của mình như phát tờ rơi, chính sách giảm giá, giờ vàng, freeship hoặc các công nghệ truyền thông như chạy quảng cáo facebook, adword vv…

Tiếp thị, quảng cáo

Quảng cáo bằng tờ rơi, banner, áp phích: Một tờ quảng cáo với lời mời chào hấp dẫn phải được thiết kế chuyên nghiệp, nhỏ gọn để dễ dàng tiếp nhận thông tin cũng như cất trữ.
Giảm giá: không giảm quá 20%. Đây là “lời mời chào” đủ ấn tượng và không nên giảm sâu hơn, sẽ ảnh hưởng tới các chi phí khác của nhà hàng.
Chạy quảng cáo facebook, adword: mục tiêu chính là xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, tăng lượt tiếp cận trong thời gian ngắn với chi phí rẻ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<