Trạm trộn bê tông, cấu tạo và quy trình hoạt động của nó
Ngày nay, đối với các công trình xây dựng có quy mô lớn thì các nhà đầu tư và đơn vị thi công đều cần tìm đến một giải pháp giúp thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc hoàn thành lớp nền móng bê tông vững chắc. Chính vì thế, trạm trộn bê tông đã và đang được sử dụng vô cùng phổ biến, nó được ứng dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật tối tân để sản xuất bê tông với khối lượng cực lớn đáp ứng cho nhu cầu xây dựng.
Trạm trộn bê tông là gì?
Trạm trộn bê tông là thiết bị dùng để trộn bê tông có công suất lớn và chất lượng hoàn hảo, đem đến sự thuận tiện và dễ dàng trong quá trình thi công. Bạn có thể hình dung các trạm trộn này giống như một nhà máy sản xuất bê tông thu nhỏ với sản lượng có thể đạt vài cho tới vài chục tấn bê tông thương phẩm một ngày. Ngày nay, tại hầu hết các công trình xây dựng lớn như các trung tâm thương mại, chung cư, khu công nghiệp, đường giao thông lớn đều được đặt các trạm trộn bê tông để phục vụ cho thi công và xây dựng.
Cấu tạo của trạm trộn bê tông
Trên thị trường thế giới nói chung và trên các công trình xây dựng tại Việt Nam nói riêng, có 2 loại trạm trộn bê tông cơ bản thường được sử dụng là trạm cố định và trạm có thể di chuyển. Các loại trạm trộn bê tông này đều sử dụng công nghệ tiên tiến đáp ứng cho nhu cầu thực tế của từng loại công trình.
Cấu tạo cơ bản của trạm trộn bê tông bao gồm:
Cụm cấp vật liệu: Khi tiến hành việc trộn bê tông bằng trạm, máy cẩu sẽ dùng gầu múc múc các vật liệu cát, đá cuội, xi măng, phụ gia cung cấp cho trạm trộn đang được tập kết ở ngoài bãi riêng và đổ vào thiết bị định lượng. Vật liệu được định lượng xong sẽ được xả vào sàng, sau đó từ sàng đổ vào thùng trộn.
Các thiết bị định lượng: dùng cân, đo, đong đếm khối lượng của cát, đá cuội, xi măng, phụ gia và nước theo thể tích của thùng trộn hoặc khối lượng quy định để đúng tỷ lệ trộn của một mẻ bê tông.
Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển được phân thành 3 kiểu: truyền động điện, truyền động khí nén và truyền động thủy lực với chức năng điều khiển động cơ điện, đóng mở cửa xả phối liệu ở boong-ke và trong thùng trộn.
Thiết bị trộn: Chính là máy dùng để trộn bê tông.
Kết cấu thép: là toàn bộ hệ thống trục khung bằng thép và cầu thang lên xuống, lan can… dùng để đỡ các cụm thiết bị của trạm như máy trộn, cụm cấp vật liệu, thiết bị định lượng, hệ thống điều khiển.
Quy trình hoạt động của trạm trộn bê tông
Về cơ bản, tất cả các trạm trộn bê tông tự động đều có nguyên tắc hoạt động tương đối chung sau đây:
- Nhập các thông tin, dữ liệu về khối lượng và số lượng mẻ bê tông cần trộn vào hệ thống máy điều khiển
- Mở nguồn hay công tắc điều khiển hệ thống trạm trộn hoạt động
- Định lượng vật liệu
Khi máy bắt đầu hoạt động thì các thiết bị định lượng sẽ đồng thời cân các vật liệu cát, đá cuội, xi măng, chất phụ gia và nước.
- Cân cát và đá: Mở cửa xả và cân đủ số đá theo tỷ lệ cần thiết. Sau khi đóng của xả đá sẽ tiếp tục mở cửa xả cát và cân đủ số cát quy định. Sẽ cân liên tục tới khi đủ khối lượng yêu cầu thiết bị sẽ tự động dừng lại.
- Cân xi măng: Cửa xả chứa xi măng được mở, vít tải vận chuyển có nhiệm vụ cân đủ lượng xi măng vào thùng cân.
- Cân chất phụ gia và nước: bơm nước vào thùng để cân theo khối lượng quy định, tiếp theo cho các chất phụ gia vào để cân.
Ưu điểm của trạm trộn bê tông
Hiệu suất làm việc cực kỳ cao giúp các nhà thầu tiết kiệm được một khoản chi phí lao động rất lớn cũng như rút ngắn nhiều thời gian thi công.
Bê tông sản xuất ra có chất lượng tốt đáp ứng được cho những công trình đòi hỏi độ chính xác và hoàn thiện cao.
- Báo giá khoan cắt bê tông quận 5 uy tín chuyên nghiệp 2023
- Những chú ý để chọn tranh treo phòng ngủ phù hợp, ấn tượng nhất
- Giường thông minh, gỗ và giường tầng, giường ngủ loại nào tốt?
- Poster là gì? Phân biệt poster và banner quảng cáo
- Đồng hồ con công tại sao lại trở thành mẫu đồng hồ treo tường được ưa chuộng nhất hiện nay?