Vật liệu Nhôm và hợp kim nhôm – Tính chất hóa học và ứng dụng của nhôm
Vật liệu nhôm được sử dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm như nhẹ, dẻo, dễ uốn đúc định hình, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, chịu lực tốt, ít bị oxi hóa, bền bỉ với thời gian. Ngày nay vật liệu nhôm được sử dụng trong xây dựng như làm cửa nhôm kính, cửa cuốn, vách mặt dựng, khung hộp kết cấu,…
Tìm hiểu về nhôm
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất, tỉ trọng riêng của nhôm chỉ bằng 1/3 sắt hay đồng. Nhôm rất mềm, dễ uốn và gia công đơn giản. Nó có khả năng chống ăn mòn và bền vững do lớp oxit bảo vệ.
Nhôm cũng không nhiễm từ và không chảy ở môi trường bình thường. Các thành phần cấu trúc được làm từ nhôm hay hợp kim nhôm rất hữu dụng trong ngành hàng không vũ trụ. Các lĩnh vực khác như giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc.
Nhôm còn được ứng dụng vào các sản phẩm gia dụng, các thiết bị bếp cao cấp, đồ đạc nội thất. Với các đặc tính ưu việt của mình, nhôm ngày càng được ứng dụng vào các công trình kiến trúc hiện đại.
Hợp kim nhôm
+ Hỗn hợp nhôm và một số kim loại khác được nung nóng chảy ở 500- 600 độ C đúc thành cây nhôm thành phẩm. Những cây này có thể được cắt thành từng khúc nhỏ theo ý muốn và chúng được đưa đến các nhà máy để định hình.
+ Nhôm định hình được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của chúng ta như cửa nhôm, khung nhôm và các kết cấu chịu lực khác có tính thẩm mỹ cao.
+ Trong lò nấu hợp kim, nhôm thỏi được nấu chảy và trộn với kim loại khác như magnesium, silica, đồng,… để tạo thành hợp kim nhôm được sử dụng rộng rãi. Thành phần vật lý của hợp kim nhôm này được quyết định bởi các kim loại bên trong nó như:
– Hợp kim nhôm + Manganese chống mài mòn cao
– Hợp kim nhôm + Magnesium có tính hàn tốt
– Hợp kim nhôm + Đồng có tính gia công cao
– Hợp kim nhôm + Kẽm có độ bền cao
Đặc tính nổi bật của nhôm trong xây dựng
– Cách âm, cách nhiệt: Được làm từ profile nhôm cách nhiệt kết hợp với hộp kính, hệ gioăng EPDM kết hợp phụ kiện kim khí chất lượng khả năng oxi hóa thấp, không chỉ thế khi ứng dụng vào các sản phẩm như cửa nhôm việt pháp, cửa nhôm cao cấp khả năng dẫn nhiệt cực tốt.
– Chịu lực tốt: Cửa sổ nhôm kính, cửa đi nhôm kính lớn là sản phẩm phù hợp cho sản phẩm nhôm thanh định hình cao cấp này. Khi ép thành khuôn thanh nhôm định hình được ép thành 3 lớp chính 2 lớp nhôm và lớp giữa là lớp polymer ở giữa thanh nhôm. Không nhưng thế thanh nhôm còn có các khe rãnh lớn giúp việc thoát nước mưa một cách dễ dàng hơn.
– Chịu được sức gió: Sức gió giật mạnh hay bão lớn thiên tai xảy ra cũng không làm hỏng được cửa nhôm. Cửa nhôm vững bền và trường tồn cùng với thời gian. Nhôm thanh đình hình rất phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi tại việt nam chúng ta.
– Tải trọng nhẹ: Một phần tải trọng đáng kể được giảm bớt khi các thanh nhôm định hình được tạo thành các khoang rỗng nhỏ, loại nhôm định hình này rất phù hợp với những nhà cao tầng, nhôm giúp giảm trọng lượng nâng cao tuổi thọ công trình.
– Nhôm được ứng dụng trong ngành kiến trúc xây dựng như: Cửa nhôm, vách nhôm, trần nhôm, khung nhôm kết cấu,…
Ứng dụng của nhôm trong kiến trúc rất phong phú, đa dạng
– Nhôm thường dùng để chế tạo đồ dùng gia đình, dây dẫn điện và những vật liệu trong ngành xây dựng.
– Ngoài ra nhôm còn chế tạo hợp kim Đuyra để dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô,..
Đối với nhôm thanh, ứng dụng trong trang trí nội thất . Như các tủ, kệ, các mảng trang trí hay các thanh lam. Tạo thành những mảng lam che chắn nắng chiếu ở ngoài vào ngôi nhà. Thậm chí, có những nơi sử dụng làm mái nhà.
Nhôm kết hợp với kính tạo nên vẻ hiện đại cho kiến trúc của các tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp. Nhôm tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ với ngôi nhà, khi kết hợp với ánh sáng và lỗ thông tầng tạo sự thoáng đãng bên trong ngôi nhà.
Để hoàn thiện cho gian bếp, nhôm cũng góp phần không nhỏ trong việc bài trí gọn gàng, ngăn nắp tránh được sự xáo trộn trong trật tự sắp xếp.
Trong các văn phòng hiện đại, nhôm được sử dụng làm hệ khung xương và các vách ngăn nhẹ tạo nên tính năng động, trẻ trung cho không khí làm việc nơi công sở.
Lưu ý: Khi chế tác và gia công xong, sản phẩm bằng nhôm phải nhẵn mịn, các góc cạnh được bo gọn nếu không sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nhôm nguyên chất có sức chịu kéo thấp, nhưng khi được gia công cơ nhiệt với một số nguyên tố sẽ tạo ra các hợp kim có các thuộc tính cơ học tăng lên đáng kể.
Tính theo cả số lượng lẫn giá trị, việc sử dụng nhôm vượt trội hơn tất cả các kim loại khác (trừ sắt) và nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Hợp kim nhôm và hợp chất của nhôm là gì?
Hợp Kim Nhôm là hợp kim của Nhôm với các nguyên tố khác như đồng, thiếc, mangan, silic, magiê…. Hợp kim nhôm đúc được ứng dụng rộng rãi trong chế tạo nội và ngoại thất ở Việt Nam. Với nhiều ưu điểm nổi bật như nhẹ, chắc chắn, bền bỉ, không gây độc hại…. Hợp kim nhôm đã và đang trở thành nguyên liệu chủ đạo trong việc tạo ra các sản phẩm ứng dụng dụng trong sinh hoạt hàng ngày như Cổng nhôm đúc, hàng rào, ban công, cầu thang.
Đặc biệt, công nghệ Đúc Chân Không tiên tiến giúp Hợp Kim Nhôm có thể ứng dụng rộng rãi hơn, có thể tạo ra các sản phẩm sắc nét, có độ bền cao hơn và tinh tế hơn. Công nghệ Sơn Tĩnh Điện giúp cho các sản phẩm được làm từ Hợp Kim Nhôm sắc nét, sang trọng và chống chịu với mọi điều kiện của thời tiết.
Tính chất vật lý – hóa học và nhiệt độ nóng chảy của nhôm
– Nhôm nhìn bằng mắt thường có màu trắng bạc, là một kim loại nhẹ, có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 6600C
– Tính chất dẫn điện, dẫn nhiệt tốt bằng chứng chúng ta thường làm dây điện lõi nhôm.
– Nhôm còn có độ dẻo, dễ bẻ cong và có thể cán mỏng được.
Khi ở điều kiện thường, bạn sẽ thấy nhôm phản ứng với oxi để tạo thành Al2O3 mỏng bền vững. Lớp oxit này sẽ bảo vệ đồ vật bằng nhôm, chính vì thế mà không cho nhôm tác dụng với oxi trong không khí và nước.
Sản xuất nhôm như thế nào?
– Để sản xuất nhôm, nguyên liệu chủ yếu là quặng bôxit với thành phần chủ yếu là Al2O3.
– Phương pháp: Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit, thu được hỗn hợp nhôm và oxi
Để điều chế nhôm thường chỉ dùng phương pháp điện phân nóng chảy. Do trong tự nhiên nhôm tồn tại chủ yếu ở dạng nhôm oxit nên điện phân nóng chảy nhôm oxit là cách hiệu quả nhất:
– Nguyên liệu: Quặng boxit Al2O3 (thường bị lẫn SiO2 và Fe2O3).
– Các giai đoạn điều chế:
Giai đoạn 1: Tinh chế quặng boxit (làm sạch nguyên liệu)
– Đây là giai đoạn quan trọng vì nếu không làm sạch nguyên liệu nhôm điều chế ra có lẫn tạp chất sẽ dễ bị ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
– Nguyên liệu được cho tác dụng với dung dịch xút nóng:
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O
– Sau đó sục khí CO2 dư vào dung dịch:
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
NaOH + CO2 → NaHCO3
– Lọc lấy kết tủa nung ở 9000C sẽ thu được oxit nhôm tinh khiết
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Giai đoạn 2: Điện phân Al2O3 nóng chảy
– Điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 (giúp hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3từ 20500C xuống 9000C; tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy):
2Al2O3 → 4Al + 3O2
– Quá trình điện phân thường dùng điện cực bằng than chì nên có phản ứng phụ giữa điện cực và oxi ở cực dương (tạo khí CO và CO2) vì vậy trong quá trình điện phân phải thường xuyên hạ thấp điện cực.