Bê tông tươi và tất cả các thông tin cần biết về bê tông tươi

Bê tông tươi và tất cả các thông tin cần biết về bê tông tươi

Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học vào trong cuộc sống thì mọi hoạt động, vật liệu đều giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Như trong xây dựng, bê tông tươi hay còn gọi là bê tông thương phẩm cũng là một trong những sản phẩm của khoa học công nghệ tiên tiến. Cùng Vật liệu xây dựng Hà Nội tìm hiểu những thông tin cần biết về bê tông tươi.

Bê tông tươi là gì?

Bê tông tươi là một hỗn hợp gồm có xi măng, cát, đá và một số chất phụ gia cho phép. Bê tông tươi là một vật liệu được sử dụng trong các công trình vỉa hè, nhà cửa, cầu đường và cả các tòa nhà cao tầng. Bê tông tươi với nhiều công dụng và mức độ quan trọng trong ngành xây dựng nên khách hàng rất quan tâm đến sản phẩm này, quan tâm đến chất lượng và đặc biệt là bảng giá cả của bê tông tươi.

Những ưu điểm của bê tông tươi cho các công trình nói chung

Lợi ích về mặt thời gian: bê tông tươi việt nam luôn đảm bảo vệ mặt thời gian khi cung cấp, tiến độ thi công công trình nhanh chóng. Bê tông được trộn sẵn thi công nhanh và số lượng bê tông lớn hơn nhiều so với bê tông trọng thủ công trước đây.

Những ưu điểm của bê tông tươi cho các công trình nói chung

Tiến độ thi công nhanh, an toàn và hiệu quả kinh tế hơn, nhờ kết hợp hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại nhằm giảm tối đa sức lao động của con người

Tiết kiệm đồng thời tránh lãng phí nguyên liệu, thân thiện với môi trường xung quanh, không hao tốn quá nhiều sức người
Đảm bảo được tính chất kết dính hay còn được gọi là ninh kết  đúng theo tiêu chuẩn quy định của công trình, mà chủ đầu tư yêu cầu.
Nhân công không vất vả (không phải xách lên mà là bơm lên bằng ca bơm)
Vì trộn bằng máy móc và kiểm định nên chất lượng đồng đều hơn. Không xảy ra nhiều rủi ro khi thi công bê tông tươi vì cách thi công khá đơn giản, được dẫn bằng ca bơm nên không cần khuân vác hoặc kéo ròng rọc từng xô bê tông lên mái.
Tính tiện lợi cao: Nếu dự toán chi phí xây nhà mà đổ mái bằng bê tông tươi sẽ đơn giản hơn nhiều, không cần tính giá từng loại vật liệu lắt nhắt như đất, cát, đá, sỏi, xi măng, … chúng ta có thể xác định chi phí mái từ ban đầu, chỉ cần chọn nhà sản xuất rồi đặt hàng. Bê tông tươi khi đổ mái sẽ giảm được tiếng ồn, đặc biệt là khi trời mưa.

Phù hợp cho mọi địa hình thi công.
Khi thi công mái nhà gặp trời mưa hoặc xây trong mùa mưa thì bê tông tươi dễ dàng bảo quản hơn bê tông trộn thủ công.
Bằng cách trộn thêm các loại phụ gia cho phép tạo ra các loại bê tông thương phẩm có tính năng vượt trội như khả năng chống thấm, cách nhiệt, tính liên kết nhanh…nên khi sử dụng để đổ mái sẽ rất tiện lợi.

Nhược điểm của bê tông tươi trong xây dựng

Vì được trộn sẵn nên khó kiểm tra chất lượng bê tông tươi, thành phần trong bê tông nhất là khi gia chủ không có kinh nghiệm và không kiểm chứng về bê tông tươi. Nhiều khi nhà thầu để kiếm lợi nhuận sử dụng vật liệu không đảm bảo như đá non dễ vỡ hay cát chứa nhiều tạp chất, … có thể qua mắt chủ nhà.

Nhược điểm của bê tông tươi trong xây dựng

Hoặc sử dụng cách pha trộn loại bê tông xá từ các nhà máy – bê tông xá này lẽ ra phải được sử dụng ngay sau khi xuất xưởng, nếu để lâu ngày chất lượng sẽ giảm rất nhiều, trong trường hợp không được bảo quản tốt cũng không đạt chất lượng để trộn bê tông tươi, cách này cũng giúp “tiết kiệm” không ít cho nhà thầu cung cấp. Vậy có nên đổ mái bằng bê tông tươi không trong khi có nhiều cách gian lận nguy hiểm. Có nơi còn sử dụng cả xi măng xá quá “đát”, thêm một ít phụ gia để tăng kết dính, thế là có… bê tông tươi. Một hình thức gian lận khác là chủ thầu hoặc tài xế xe chở bê tông bắt tay với nhân viên trạm trộn bê tông để hạ mác, bằng cách này, họ sẽ bỏ túi từ 100.000 – 300.000 đồng/m3 bê tông tươi

Các kinh nghiệm đổ bê tông tươi mà bạn cần biết

Chúng ta đều biết chất lượng bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình xây dựng. Tuy nhiên quá trình đổ bê tông thì kỹ thuật là một yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền vững của khối bê tông.

Các kinh nghiệm đổ bê tông tươi mà bạn cần biết

Để đảm bảo kỹ thuật các bạn cần làm theo các bước sau:

  • Trước hết phải chuẩn bị chu đáo khung đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác .
  • Chiều cao rơi tự do của bê tông (khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông đến mặt đáy cần đổ bê tông) không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.
  • Trình tự đổ bê tông: đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
  • Dùng loại đầm thích hợp cho từng loại kết cấu bê tông: dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.
  • Đổ bê tông liên tục trong suốt quá trình, không tùy tiện dừng lại
  • Tránh đổ bê tông khi thời tiết ẩm ướt, có mưa. Trường hợp trời mưa, phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông.
  • Đối với bê tông móng phải tạo nền đất cứng và làm sạch lớp đệm trước khi đổ bê tông.
  • Bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ bê tông liên tục.

Bảng giá bê tông tươi

Giá bê tông tươi đắt rẻ tùy theo từng thời điểm của vật liệu khai cát đá xi măng và phụ gia.

Bảng giá bê tông tươi

Giá bê tông tươi căn cứ vào khu vực hoặc các nhà cung ứng thường tính theo khối lượng lớn thì giá rẻ hơn là khối lượng ít.

Tìm hiểu trạm trộn bê tông tươi

Trạm trộn bê tông là máy xây dựng được sử dụng để tạo ra bê tông từ các nguyên vật liệu như: xi măng, cát, sỏi, đá, nước và các phụ gia khác. Trạm trộn bê tông như một nhà máy sản xuất bê tông lớn có thể cung cấp đến hàng chục tấn bê tông thương phẩm mỗi ngày, đáp ứng như cầu lớn về bê tông cho các công trình lớn hiện nay.

Quá trình phát triển như vũ bão của ngành xây dựng bắt buộc phải sử dụng đến các trạm trộn bê tông. Với sự tham dự của khoa học công nghệ, các trạm trộn bê tông cho phép tạo được khối lượng bê tông lớn phục vụ cho xây dựng. Thêm vào đó là tiết kiệm chi phí nhân công, tiết kiệm vật liệu tiêu hao do máy móc xử lý một cách chính xác nhất về khối lượng sử dụng vật liệu. Vì vậy trạm trộn bê tông ngày càng được sử dụng nhiều và rộng rãi hiện nay, đặc biệt là các khu vực có mật độ xây dựng cao.

Cấu tạo của trạm trộn bê tông tươi gồm những gì?

Có hai loại trạm trộn bê tông chính hiện nay, đó là trạm trộn bê tông cố định và trạm trộn bê tông di chuyển được. Và cấu tạo của chúng thì cũng giống nhau với các bộ phận chính như sau:

Trạm trộn bê tông tươi
Trạm trộn bê tông tươi cơ bản

Bộ phận cấp vật liệu: Đây là nơi chứa các vật liệu thô: đá, cát, sỏi, xi măng, phụ gia khác được tập kết bên ngoài trước khi đem vào cối trộn. Các vật liệu được chứa riêng trong các phễu cấp liệu, khi tiến hành chạy máy móc sẽ tính toán lượng vật liệu vừa đủ theo lệnh từ trạm điều khiển trung tâm. Sau khi cân các vật liệu xong, sẽ được chuyển đến cối trộn bằng băng tải hoặc tời kéo.

Hệ thống định lượng: Dùng để cân đo các khối lượng vật liệu theo thể tích cối trộn hoặc theo một tỷ lệ chuẩn để đưa ra những mẻ bê tông chất lượng, đúng tiêu chuẩn.

Máy trộn bê tông: Máy trộn bê tông hay cối trộn sẽ làm nhiệm vụ chính là trộn các loại nguyên vật liệu với nhau theo công thức đã được chỉ định sẵn, để cho ra các mẻ bê tông thương phẩm đạt chất lượng như yêu cầu.

Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển được phân làm ba loại chính: điều khiển truyền động điện, điều khiển truyền động khí nén và điều khiển truyền động thủy lực. Hệ thống điều khiển này sẽ giúp trạm trộn đóng mở các cửa phối xả như mong muốn.

Hệ thống kết cấu thép: Là hệ thống kết cấu giúp nâng đỡ toàn bộ hệ thống của trạm trộn gồm hành lang giao thống, máy trộn, phếu cấp liệu, silo xi măng…

Hoạt động của trạm trộn bê tông tươi thương phẩm

Hầu hết các trạm trộn bê tông tự động hiện nay đều hoạt động theo quy trình và nguyên tắc dưới đây:
Nhập đầu vào về thông tin, khối lượng, tỷ lệ để tạo một mẻ bê tông như mong muốn vào hệ thống điều khiển.
Bật nguồn công tác cho hệ thống tự động hoạt động
Định lượng các vật liệu theo tiêu chuẩn cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<