Các loại cây gỗ Lim – Khái niệm phân loại đặc điểm một số loại gỗ lim

Khái niệm và phân loại đặc điểm một số loại gỗ lim

Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe đâu đó về 4 loại gỗ tốt quý hiếm nhất chính là cây đinh, lim, sến, táu...Quả thực, trong thực tế cuộc sống gỗ lim là một loại gỗ rất quen thuộc với khi các đồ nội thất cao cấp thường sử dụng loại gỗ này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về các yếu tố của chúng như đặc điểm nhận dạng, sinh thái, phân bố, ứng dụng và giá bán loại gỗ này. Chính vì vậy hôm nay VLXDHN sẽ gửi đến bạn đọc bài viết gồm các thông tin chi tiết hơn về cây lim này. Đừng bỏ qua nhé!

Khái niệm và phân loại đặc điểm một số loại gỗ lim

Đọc thêm:

Cây Lim

Hiện nay tại Việt Nam có hai loại Lim chính đó là Lim xanh (lim ta) và lim xẹt là phổ biến nhất. Dưới đây sẽ là các đặc điểm và phân bố của hai loại cây này.
Ngoài ra trên thế giới có nhiều loại lim khác nhau nhưng trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến 2 loại Lim đặc trưng kể trên, còn lại chỉ nói về gỗ của chúng mà thôi.

Cây gỗ lim xanh lớn

Cây Lim Xanh

Tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliver
Họ đậu, lớp gỗ lớn, tên gọi khác là Lim ta.
Đặc điểm nhận dạng:

Thân cây lim xanh

Đây là một loại cây thân gỗ lớn, chiều cao trung bình khi trưởng thành là 20 – 25m có thể cao hơn 30m, đường kính thân 70 – 90cm. Thân cây tròn, thẳng, gốc dạng bạnh vè nhưng nhỏ, bên trong màu nâu đỏ, vỏ ngoài màu nâu, chứa nhiều lỗ bì sần sùi, vỏ nứt dạng vẩy hoặc mảng lớn khi về già.
Cây mọc lẻ thường có đặc điểm phân cành thấp, cành non màu xanh lục.

Lá cây lim xanh

Là lá kép lông chim 2 lần mọc cánh, 3 – 4 đôi cuống thứ cấp, mỗi cuống 9 – 13 lá nhỏ, mọc cách hình trái xoan, mũi nhọn đuôi tròn, gân con nỗi rõ ở cả 2 mặt.

Hoa lim xanh

Hoa tự hình chùm kép, hoa lưỡng tính gần đều, hoa dài 20 – 30cm. Hoa nhỏ nhiều, màu trắng vàng, cánh đài 5 hợp thành chuông có 5 thùy, cành tràng hợp 5 hẹp và dài. Nhị 10, bầu dính ở đáy của đài.

Quả lim xanh

Quả hình thuỗn dài khoảng 20cm, rộng 3 – 4cm, hạt dẹt màu nâu đen, có rãnh tròn quanh hạt, xếp lợp nhau.

Sinh thái và sinh trưởng của cây gỗ lim xanh

Cây lớn ưa sáng, phát triển tốt ở đất sét, trầm tích, sét pha sâu và dày, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cây non ưa bóng, chỉ tái sinh tốt trong các tán rừng dâm mát, có cường độ ánh sáng vừa phải.
Cây mọc chậm, có khả năng tái sinh bằng chồi và hạt nhưng sinh trưởng kém.

Phân bố

Lim xanh mọc chủ yếu ở Đài Loan và Trung Quốc.
Tại Việt Nam: Cây mọc ở ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc có núi và rừng tự nhiên, điển hình như: Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,…

Khái niệm và phân loại đặc điểm một số loại gỗ lim

Cây Lim xẹt

Còn có tên gọi là Lim xẹt cánh 
Tên khoa học là Peltophorum pterocarpum 
Họ đậu, lớp gỗ lớn, tên gọi khác: Lim sét, điệp, muồng kim phượng, phượng vàng,…

Cây gỗ lim xẹt

Đặc điểm bên ngoài
Bởi cùng thuộc nhà Lim nên lim xẹt và lim xanh cũng có một số đặc điểm giống nhau, tuy nhiên chúng vẫn có những sự khác nhau nhất định để người nhìn có thể phân biệt.

Thân cây lim xẹt
Chiều cao cây trưởng thành trung bình đạt 20 – 25m, thân màu trắng xám, phân cành thấp, cành non có lông màu đỏ, sau nhẵn.

Lá cây lim xẹt
Lim xẹt thuộc loại tán rộng, là kép lông chim 2 lần, lá non phủ lông đỏ hoặc màu rỉ sét,  lá có cuống chung dài 25-30cm, mang 4 – 14 đôi cấp 1, mỗi muống cấp 1 mang 10 đến 22 đôi lá chét nhỏ, lá nhỏ thuôn, đầu tròn, gốc lệch. 

Hoa lim xẹt
Cụm hoa hình trùy ở đầu cành, dài 20 – 40cm, phủ lông màu hoe đỏ như nhung, hoa nhỏ 5 cánh màu vàng, dưới đáy có bầu lông. Lá bắc sớm rụng, cánh đài hình trứng ngược, có lông. Cánh trắng màu vàng hình trái xoan, phía trong có lông ở phần họng và phần giữa.
Nhị đực có chỉ nhị dài 1.2 – 1.5cm, có lông ở phía dưới.

Quả lim xẹt
Quả hình quả đậu dẹt, dài 10 – 12cm, rộng 2 – 3cm, có cánh, có 1 – 4 hạt xếp theo chiều dài.

Sinh thái và sinh trưởng của cây lim xẹt
Khác với lim xanh, lim xẹt có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau với biên độ sinh thái rộng, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt từ vùng ven biển đến miền núi,…. Đây cũng là một loại cây ưa sáng, tái sinh bằng chồi và hạt mạnh, chịu được khô hạn,…

Phân bố
Phân bố trong rừng tự nhiên, chủ yếu ở khu vực Trung và Nam Bộ, tuy nhiên với hình dáng cây gỗ đẹp, giá trị về mặt kinh tế, làm bóng mát tốt,… nên hiện nay loài cây này được coi là cây chiếm cơ cấu chủ lực trong hệ thống cây xanh đô thị, trồng nhiều tại đường phố, công viên, khu công cộng… tại các thành phố lớn trong cả nước.

Gỗ lim

Gỗ lim là một loại gỗ đẹp, được coi là 1 trong tứ thiết gồm (đinh, lim, sến, táu) tức 4 loại gỗ quý tại Việt Nam. 

Gỗ lim thuộc nhóm mấy?

Theo quyết định của Bộ Lâm Nghiệp số 2198-CNR với bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước thì gỗ lim được xếp vào nhóm II cùng với một số loại gỗ khác như: Căm xe, táu, nghiến, kiền kiền,…

Gỗ lim xanh

Gỗ lim xanh có dác màu xám nhạt, gỗ non có màu vàng nâu, gỗ già có màu vàng đen, lõi khi mới chặt có màu xanh vàng sau đó chuyển sang màu nâu sẫm.
Gỗ hơi óng ánh, dăm thô, thớ xoắn, chéo. Tỷ trọng gỗ 0.947(15% nước). Lực kéo ngang thớ 29kg/1cm2, lực nén dọc thớ,lực nén dọc thớ 608kg/1cm2, oằn 1,546kg/1cm2, hệ số co rút 0.47 – 0.61.

Ưu điểm gỗ rất bền, óng, đẹp, không bị mối mọt hoặc mục trong điều kiện tự nhiên.

Khái niệm và phân loại đặc điểm một số loại gỗ lim

Gỗ lim xẹt

Gỗ màu vàng nâu, rắn, khá bền, chéo thớ vòng 5 khó nhận, gỗ nhuộm màu nâu. Tia nhỏ không đều, mạch to mật độ trung bình, nhu mô quanh mạch rõ.
Tỷ trọng gỗ 0.716, lực kéo ngang thớ 20.2kg/1cm2, lực nén dọc thớ 585kg/cm2, oằn 1,155kg/1cm2.
Cũng tương tự như lim xanh, chất lượng gỗ lim xẹt cũng cực tốt.

Gỗ lim Lào

Gỗ lim Lào được đánh giá là chất lượng cao nhất trong các loại gỗ lim hiện nay trên thị trường dựa trên rất nhiều các yếu tố như: Màu sắc đậm, gỗ chắc nhất, nặng nhất, bền nhất.
Nguyên nhân đó là do cây lim Lào thường được trồng trong rừng tự nhiên, tuổi đời cao, điều kiện phát triển thuận lợi chính vì vậy chất gỗ tốt nổi bật.

Gỗ lim Lào tự nhiên đã khai thác

Gỗ lim Nam Phi

Gỗ lim Nam Phi cũng cũng có chất lượng rất tốt nhưng chưa thể so với gỗ lim Lào.
Lý do là bởi cây Lim này trồng không chỉ ở Nam Phi mà còn ở một số quốc gia Châu Phi khác đa phần trồng để lấy gỗ, thời gian trồng ngắn, điều kiện tự nhiên phát triển không thuận lợi nên chất lượng gỗ bị thua so với các dòng gỗ Lim khác.

Bãi gỗ lim Nam Phi nhập khẩu

Gỗ lim đen

Trên thực tế mọi người thường nhầm lẫn là có loại gỗ lim đen, thật ra khi gỗ lim bình thường ngâm xuống bùn một thời gian gỗ sẽ biến thành màu đen.

Ứng dụng

Từ thời xa xưa, gỗ lim đã được các vua chúa, quan lại dùng để xây dựng cung điện, phủ, châu, huyện, đình chùa, đóng thuyền, vỏ cây làm thuốc nhuộm… bởi chất lượng tốt nhất trong số các loại gỗ cũng như tính thẩm mỹ cao,  bóng, đẹp. 
Hiện nay gỗ lim được ứng dụng làm các đồ nội thất cao cấp và có giá trị lớn khi thiết kế chung cư cao cấp, biệt thự, nhà ở của những gia chủ giàu có, khá giả như: Cửa gỗ lim, sàn gỗ lim, bàn ghế, sập, tủ, nhà sàn,…

Khái niệm và phân loại đặc điểm một số loại gỗ lim

Lời kết: Qua bài viết chi tiết này về cây lim và gỗ lim, chúng tôi mong rằng đã mang lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích về loại cây gỗ quý hiếm này. Cùng đón xem những bài viết bổ ích tiếp theo của chúng tôi nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<