Phân cấp hạng mục công trình, cấp công trình xây dựng
Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ dựa trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng. phân cấp công trình được quy định như thế nào? Tác dụng của phân loại, phân cấp công trình là gì? Bài viết sau đây, Vật liệu xây dựng sẽ cùng chia sẻ đến bạn đọc.
Cấp công trình là gì?
Cấp công trình là khái niệm thể hiện tầm quan trọng về kinh tế, xã hội của công trình và mức độ an toàn cho người và tài sản trong suốt thời gian vận hành, khai thác sử dụng công trình.
Cấp công trình xây dựng
Công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình.
– Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.
– Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.
Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Điều khoản về phân cấp công trình xây dựng
Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng hướng dẫn quy định trên như sau:
1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:
Công trình dân dụng: nhà chung cư và nhà riêng lẻ.
Công trình công nghiệp: công trình khai thác than, dầu khí, nhà ga, bến xe, …
Công trình giao thông: đường bộ, đường sắt, sân bay, …
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Công trình hạ tầng kỹ thuật: công trình cấp nước, thoát nước, nhà máy xử lý nước thải
Công trình quốc phòng, an ninh.
Theo phụ lục I đính kèm Nghị định Nghị định 46/2015/NĐ-CP phân cấp công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ như sau:
a. Cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng ( ≥30 tầng).
b. Cấp I: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 < 15.000m2) hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng.
c. Cấp II: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.
d. Cấp III: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng.
e. Cấp IV: Là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng ( ≤ 3 tầng).
2. Đối với công trình không được quy định trong các mục từ mục I đến mục V của Phụ lục I Nghị định này. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình.
3. Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau đây:
Quản lý phân hạng năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình.
Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bước thiết kế xây dựng công trình.
Phân định trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng.
Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng.
Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng.
Các quy định khác có liên quan.
4. Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định của pháp luật có liên quan.
5. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 3 Điều này.
Mục đích của việc phân cấp công trình
Điều đầu tiên là phân loại là để phục vụ cho việc “đặt tên công trình” trong các dự án. Khi gọi tên người ta có thê nôm na hiểu được nó là cái gì và hình dung nó như thế nào (ví dụ như khi nhắc đến tòa nhà làm việc của cơ quan X thì không ai hình dung đó là hồ thủy lợi hay con đê ven sông…).
Chi tiết hơn là các công tác liên quan trong quá trình triển khai xây dựng (ví dụ: như theo định mức tại văn bản 1751/BXD-VP quy định Định mức chi phí lập dự án cần phải biết đó là loại công trình nào để áp dụng mức chi phí tương ứng: Công trình dân dụng; công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật).
Tương tự như vậy phân cấp công trình để căn cứ vào đó tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tuổi thọ, công tác quản lý, phân cấp phê duyệt, tính toán các số liệu cụ thể liên quan đến công tác thiết kế (ví dụ định mức thiết kế phải căn cứ trên cấp công trình
Tóm lại là việc phân cấp, phân loại công trình nhằm phục vụ công tác quản lý, triển khai liên quan đến việc đầu tư, xây dựng, nâng cấp, tu tạo, bảo trì và là cơ sở để phân cấp thẩm quyền phê duyệt, quản lý theo tiêu chí phân loại…