Quy trình làm móng nhà và những lưu ý bạn nên biết

Quy trình làm móng nhà và các loại móng nhà bạn nên biết

Trong thời buổi thị trường có quá nhiều VLXD trôi nổi cùng với việc các gia chủ chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề kỹ thuật, thì những thiếu sót xảy ra trong quá trình xây dựng là điều không thể tránh khỏi. Để việc thi công móng nhà vừa tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình, hôm nay VLXDHN xin giới thiệu đến bạn đọc quy trình làm móng nhà và những lưu ý bạn nên biết. 

Móng nhà là gì? 

Để hiểu rõ được quy trình làm móng, bạn cần biết: móng nhà là gì? Móng nhà chính là phần kết cấu bên dưới nhà có thể bằng gạch, đá hộc hay bê tông…. để chịu tải toàn bộ tải trọng của công trình xuống dưới lớp nền đất. Móng đảm bảo được chất lượng khi có thể chịu được tải trọng của toàn bộ căn nhà hoặc có thể lún đều, lún đều trong khoảng sai số cho phép không gây nên các hiện tượng lún, nứt tường hoặc mái. Móng nhà chính là một yếu tố quyết định sự bên vững của công trình. Vậy thì trong công trình xây dựng thì bao gồm những phần móng gì và khi nào thì dùng móng nào cho phù hợp.

Móng nhà là gì? 

Có những loại móng nào và nên chọn loại móng nào cho các công trình nhà ở?

Móng băng: Móng băng 1 phương và móng băng 2 phương
Móng đơn: Móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột
Móng bè: Móng bè phẳng, móng bè nấm, móng bè có gân, móng bè dạng hộp
Móng cọc: móng cọc đài cao, móng cọc đài thấp

Móng băng là gì?

Móng băng là một dải móng được thiết kế chịu lực và nối các điểm cọc của móng. Tùy theo điều kiện và đặc điểm của công trình chúng ta sẽ có 2 loại móng băng
Móng băng 1 phương: Là loại móng băng và được thiết kế theo phương dọc hoặc phương ngang. Móng băng 1 phương thường sẽ phải to hơn là móng băng 2 phương do cả 1 phương đó chịu tải toàn bộ tải trọng của căn nhà

Móng băng là gì?

Móng băng 2 phương: là móng băng được thiết kế theo cả 2 phương ngang và dọc chịu tải cho cả công trình, đối với loại móng băng này thường được dùng nhiều hơn.
Móng băng thường được dùng nhiều cho nhà phố và với các loại công trình nhà từ 3 tầng trở lên sẽ sử dụng móng băng, đối với nhà 1, 2 tầng sẽ sử dụng móng đơn.

Móng đơn là gì?

Móng đơn là loại móng đỡ bằng trụ cột, đế cột. Móng đơn thường nằm riêng lẻ nhau và có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật… Móng đơn được sử dụng nhiều trong các công trình nhỏ lẻ và có chi phí thi công thấp nhất trong các loại móng. Móng đơn thường được gọi là móng trụ hay móng cốc theo cách gọi của dân gian với cách thi công nhanh nên chi phí thi công các loại móng này sẽ giảm được khá nhiều cả vật tư lẫn nhân công.

Móng bè là gì:

móng bè là một bản lớn dưới cột rộng theo 2 phương,  lợi ích của móng bè là thi công trên mặt đất, đào không sâu và trên một mặt bằng lớn tận dụng lớp đất tốt bên trên. Bề dày của móng bè từ 0.5 đến 2m với 2 phương chịu lực, cốt thép được bố trí 2 lớp, lớp trên được giữ bởi giá đỡ.

Móng cọc

Móng cọc được dùng phổ biến nhất trong trường hợp tải trọng công trình khá lớn hay trong điều kiện địa chất yếu, giải pháp Móng cọc luôn được xem là giải pháp thuận lợi nhất do đặc tính phong phú về cấu tạo vật liệu học của cọc.

Móng cọc

Một vài lưu ý trong quy trình làm móng nhà cần biết

Việc khảo sát địa chất là một khâu rất quan trọng trong xây nhà, nhất là lựa chọn loại đất phù hợp để xây dựng và thi công móng nhà.
Loại đất thích hợp để xây nhà là đất cát nhờ đặc điểm rất chặt và kiên cố, ngoài ra còn có ưu điểm khô ráo, khả năng thấm, tạo môi trường sống tốt cho vi sinh vật cần ô xy, có tác dụng tự làm sạch đất nên khó xảy ra tình trạng nghiêng lún.

Một vài lưu ý trong quy trình làm móng nhà cần biết

Một số loại đất cần phải hạn chế xây nhà là đất sét, đất xốp:

– Đất sét: khả năng hút nước kém, do kết cấu quá chặt nên không tạo được môi trường sống tốt cho các vi sinh vật cần ô-xy, dẫn đến hạn chế tác dụng tự làm sạch của đất. Do đó, nếu sử dụng loại đất này nhà dễ bị ẩm thấp, sàn dễ đọng nước, ruồi muỗi, nắm móc dễ sinh sôi.
– Đất xốp: khả năng chịu lực kém, dễ dẫn đến tình trạng nhà lún hay nghiêng đổ và nguồn nước hay bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt tích tụ phía dưới.
Ngoài ra, chủ nhà cần tránh xây móng ở những nơi có mức nước quá cao gây ẩm thấp. Mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt, trong đó mức nước thấp hơn nơi đổ móng nhà ít nhất khoảng 0,5 m sẽ giúp tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Lựa chọn loại móng phù hợp

Như đã nói ở trên, việc lựa chọn loại móng quyết định chất lượng công trình nhà ở. Để làm được việc này bạn cần nắm một số loại móng thông dụng đối với từng loại nhà ở, sau đó bàn bạc với chủ đầu tư, nhà thầu để kiểm tra và lựa chọn phương án phù hợp nhất cho công trình của mình.

Đảm bảo quá trình thi công

Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiên, tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.

Quy trình xây móng nhà bao gồm các công việc cơ bản theo thứ tự sau:

  • Đào hố móng.
  • Làm phẳng mặt hố móng.
  • Kiểm tra cao độ lót móng.
  • Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc
  • Ghép cốp pha móng.
  • Đổ bê tông móng.
  • Tháo cốp pha móng
  • Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.

Trường hợp đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiên, tuổi thọ công trình thấp. Do đó gia chủ và KTS cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng cho công trình nhà ở một cách tốt nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<