Tường thạch cao, vách ngăn thạch cao bền nhẹ

Tường thạch cao, vách ngăn thạch cao bền nhẹ

Thạch cao là loại vật liệu được ứng dụng nhiều trong đời sống, đặc biệt là trong thiết kế và xây dựng. Thạch cao có thể ứng dụng để làm trần thạch cao, vách ngăn thạch cao, tường thạch cao,… Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin về loại vật liệu làm mưa làm gió này.

Thạch cao là gì?

Thạch cao là khoáng chất có nguồn gốc từ tự nhiên, trải qua quá trình chế tạo để trở thành thạch cao sử dụng cho đúc tượng, đúc khuôn và vật liệu trong xây dựng. Thành phần chính của thạch cao là muối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H2O).

Thạch cao được chế tạo bằng cách nung khoáng thạch cao ở nhiệt độ khoảng 150oC, ta sẽ được thạch cao khan. Thạch cao khan đem nghiền thành bột, trộn với nước và một số phụ gia như sợi thủy tinh, bông thủy tinh… để tăng độ bền cho thạch cao, sau đó hỗn hợp được đổ khuôn, tạo hình theo yêu cầu mong muốn.

Ưu điểm của thạch cao

  • Cấu tạo nhẹ: CaSO4.2H2O có trọng lượng nhẹ và khi được sản xuất thành những tấm thạch cao sáng bóng sẽ giúp công việc lắp đặt, trang trí căn phòng ở bất cứ đâu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
  • Ứng dụng phong phú, đa dạng: Thạch cao được chế tạo và đúc khuôn với công nghệ đơn giản, vì vậy đa dạng về kiểu dáng cũng như màu sắc.
  • An toàn cho người sử dụng: Thạch cao là vật liệu tự nhiên được con người sử dụng từ rất lâu, xét về mặt hóa học, muối canxi sulfat là một muối vô cơ trung tính nên không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Tính thẩm mỹ cao.

Tường thạch cao, vách ngăn thạch cao

Tường thạch cao, vách ngăn thạch cao

Tường thạch cao, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như vách thạch cao, vách ngăn thạch cao, tấm thạch cao,… là một hệ thống tường gồm có khung xương và tấm thạch cao, thường được dùng để ngăn không gian trong ngôi nhà hoặc công trình kiến trúc thay cho những bức tường gạch xi măng nặng nề và thẩm mỹ kém.

Loại tường thạch cao này được sử dụng rất rộng rãi, làm tường ốp trần hoặc ngăn cách giữa các không gian tại các hội trường, khách sạn hoặc nhà ở cao cấp. Tấm ngăn thạch cao hiện nay là giải pháp hữu hiệu làm đẹp cho không gian sống của bạn, thay thế những bức tường cứng nhắc.

Cấu tạo của vách ngăn thạch cao

Cấu tạo của vách ngăn thạch cao

Vách ngăn thạch cao có cấu tạo nhẹ mỏng, có khung xương chịu lực bên trong. Bề mặt hai bên phía ngoài của tường có thể được bảo phủ bằng các loại vật liệu khác nhau như thạch cao hoặc tấm chống chịu nước, sau đó xử lý các đường ráp nối, sơn bả lại. Sau khi hoàn thành, vách thạch cao sẽ giống như một bức tường gạch thật sự, chắc chắn nhưng đạt độ thẩm mỹ cao hơn nhiều so với tường gạch.

Kết hợp với bông thủy tinh, tấm cao su tổng hợp cách âm, tấm sợi khoáng tiêu âm để đưa thêm vào trong tường ngăn các vật liệu cách âm để ngăn sự ảnh hưởng tiếng ồn xung quanh cũng như đạt được các yêu cầu khác của hệ vách như chống cháy, cách nhiệt…

Phân loại vách ngăn thạch cao

Phân loại vách ngăn thạch cao

Vách ngăn thạch cao 1 mặt: được cấu tạo từ xương tường và một tấm thạch cao được liên kết với nhau bằng vít chuyên dụng với khả năng có thể uốn cong, ốp sơn hay vẽ tùy thích. Trọng lượng của vách ngăn một mặt là nhẹ và lắp đặt đơn giản hơn rất nhiều so với tường gạch thông thường. Vì tính chất của vách ngăn một mặt đó là chỉ sử dụng một mặt nên thường ứng dụng vào các trường hợp như cần che chắn một phần xấu của bức tường như ẩm mốc, lỗi kĩ thuật xây dựng hoặc chỉ cần che đi một khoảng không gian nào đó mà không cần trang trí hay sử dụng mặt còn lại.

Vách ngăn thạch cao 2 mặt: có cấu tạo từ hệ khung xương vững chắc, được sử dụng cả mặt và gây ấn tượng bởi những ưu điểm như:
Trọng lượng nhẹ hơn tường gạch 12%. Được cấu tạo bởi hệ khung xương vững chắc ốp 2 mặt thạch cao, an toàn.
Tiết kiệm chi phí và thời gian lắp đặt, thi công.
Cách nhiệt, tiêu âm hiệu quả.

Tường thạch cao 2 mặt được áp dụng phổ thông trên toàn quốc bởi nó giúp ngôi nhà bớt đi một gánh nặng khổng lồ khi thay thế tường gạch.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<