Vật liệu chống thấm phổ biến trên thị trường hiện nay

Vật liệu chống thấm phổ biến trên thị trường hiện nay

Để bảo vệ ngôi nhà của gia đình cũng như công trình mà bạn đang ngày đêm cố gắng để hoàn thành nó, chúng ta cần đến sự trợ giúp của những vật liệu khác nhau, trong đó vật liệu chống thấm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại vật liệu chống thấm cũng như tính năng, ứng dụng của nó trong xây dựng.

Vật liệu chống thấm là gì?

Chống thấm là việc ngăn chặn nước dưới dạng lỏng thâm nhập xuyên qua hay tràn vào trong một vật dụng nào đó bằng cách sử dụng vật liệu màng và lớp phủ hay tấm lợp để phủ lên trên, sơn quét, dán bọc ra ngoài, lót dưới đáy để bảo vệ công trình xây dựng khỏi tác hại của nước mưa (mái thấm dột) và nước ngầm (phần ngầm dưới đất), hay nước mặt bao quanh (công trình thủy nằm sâu trong nước).

Vật liệu chống thấm là gì?

Hiện tượng thấm dột và nguyên nhân

Đa số vật liệu xây dựng và hoàn thiện (bê tông, gạch ốp lát, ngói…) đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và những khe nứt do chịu tác động của môi trường và quá trình thi công, sử dụng. Từ những “lỗ kim” ấy, dưới sự thay đổi của thời tiết sẽ có thể là thấm dột nhiều dẫn đến nguy cơ trầm trọng. Dù chỉ là một chút nước đọng trên mái, mối nối của đinh vít lợp mái tôn, khe nút giữa khuôn cửa và tường… cũng có thể khiến cho các vị trí trong ngôi nhà bị thấm ướt. Khi đã có một lỗ nhỏ rò rỉ, thì chống thấm bắt đầu là một “hành trình gian nan”.

Hiện tượng: Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu, ố vàng, vài chỗ bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới.
Nguyên nhân: Thấm dột mái và sàn nhà chủ yếu là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Ở những nhà chung cư, nếu bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm khá khó khăn và chỉ có thể khắc phục tạm thời.

Cách khắc phục: Sử dụng các loại vật liệu chống thấm

Những loại vật liệu chống thấm phổ biến trên thị trường

Sơn chống thấm

Sơn chống thấm

Thường là sơn trên tường được sử dụng để sơn lên bề mặt ngoài tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước dó đó ngoài khả năng chống thấm thì nó cần đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Đặc tính của sơn chống thấm là phải có hệ số ngấm nước thấp nhất có thể. Chính vì thế, người sử dụng phải thông minh lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho gia đình mình để tránh tình trạng nấm mốc phát triển sau khi thử dụng một thời

Hóa chất chống thấm

Hóa chất chống thấm

Thường dùng để chống thấm tường, sàn… và xử lí các sự cố thấm do sai hỏng kết cấu như nứt vỡ chân tường, cổ ống, cổ trần, nứt tường, nứt móng…

Với những nơi thường xuyên chịu tác dụng của nước, chúng ta nên xử lí chống thấm ngay từ ban đầu, không nên để lúc xảy ra sự cố rồi mới mới xử lí bởi khi đó, chi phí về nhân công vật liệu sẽ đẩy lên cao hơn rất nhiều.

Thi công vật liệu chống thấm

Loại chống thấm thẩm thấu tạo tinh thể: là loại phụ gia chống thấm được chế tạo dưới dạng hợp chất dạng lỏng, khi được phun lên bề mặt bê tông, loại phụ gia này sẽ thấm sâu vào trong bê tông, tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành tinh thể, bịt kín các lỗ rỗng trong mao mạch bê tông. Sản phẩm này gây ấn tượng với người tiêu dùng nhờ ưu điểm dễ thi công, chống thấm thuận, ngược đều cho kết quả tốt, hiệu quả cao.

Loại chống thấm đa dụng: là phụ gia chống thấm dạng lỏng được trộn với xi măng hoặc vữa nhằm tăng tính chống thấm, gia tăng tính kết dính và độ bền của kết cấu.

Màng chống thấm: là vật liệu chống thấm dạng tấm mỏng với 2 loại là màng tự dính dày 1,5 mm hoặc màng mặt cát, mặt đá dày từ 2 – 5 mm. Chúng ta sử dụng màng chống thấm bằng cách quét 1 lớp Primer lên bề mặt kết cấu, sau đó làm nóng chảy lớp Bitum mặt dưới của màng và ép chặt xuống bề mặt cần chống thấm.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<