Kích thước thông thủy chung cư chuẩn

Kích thước thông thủy chung cư chuẩn

Việc xây nhà dựng cửa của người Việt từ lâu luôn được coi làm trọng. Mà những việc trọng đại như thế, các cụ ta không bao giờ dám khinh suất từ việc chọn ngày giờ động thổ cho đến việc tính toán kích thước cao rộng, tròn, méo thế nào cho hợp thông thủy. Vậy thông thủy là gì? Các kích thước thông thủy chuẩn? Cách tính thông thủy thế nào trong xây dựng, nhất là trong thiết kế nhà chung cư?

Kích thước thông thủy chung cư chuẩn

Tham khảo thêm:

Thông thủy là gì?

Thông thủy là một từ Hán Việt, dịch ra có nghĩa là dòng nước có thể chảy qua mà không bị vướng bất cứ thứ gì ngăn cản dòng chảy của nó. Trong đời sống, “thông thủy” còn có những cách gọi khác nhau: ví dụ như thợ nề thì gọi là “lọt gió”, thợ điện gọi là “lọt sáng”, ngoài ra “lọt lòng” cũng là một cách gọi khá phổ biến ở nhiều nơi khác.

Trong thiết kế kiến trúc, kích thước thông thủy của căn nhà được tính bằng khoảng cách giữa hai mép tường đối diện của công trình đó. Trong nhà ở, kích thước thông thủy của căn nhà được tính bằng khoảng cách giữa hai mép tường đối diện của công trình đó.

Thông thủy là gì?

Ví dụ, đối với thiết kế chung cư, chiều cao thông thủy của phòng được tính bằng kích thước từ mặt sàn lên đến mặt dưới của phần kết cấu chịu lực (là phần dầm nếu như nhìn thấy) hoặc của trần (nếu như không nhìn thấy dầm). Còn chiều rộng thông thủy chính là khoảng cách giữa hai mép tường đối diện. Nếu có cột, nó là khoảng cách giữa hai mép cột đối diện nhau.

Lưu ý: Kích thước thông thủy tính từ bề ngoài lớp trát, nhưng không xét đến bề dày của lớp vật liệu ốp.

Tìm hiểu về thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban được ra đời bởi Lỗ Ban – kiến trúc sư, thợ mộc nổi tiếng của Trung Quốc thời Xuân Thu. Thước Lỗ Ban (thước thông thủy) được đặt theo tên của Lỗ Ban – một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công của Trung Quốc thời Xuân Thu. Đây là dụng cụ dùng để đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và  m trạch (mộ phần). Trên thước Lỗ Ban có chia kích thước địa lí phổ thông cùng với đó là các cung tốt, xấu giúp người dùng nhận biết và tránh những cung xấu, lựa chọn cung đẹp trong thiết kế và xây dựng.

Thước Lỗ Ban không còn xa lạ trong cuộc sống ngày nay, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng thước Lỗ Ban vì tần suất sử dụng khá ít. Nhiều người khi có việc cần đến đo đạc cũng mời thầy địa lí, các kiến trúc sư để chọn được con số đẹp nhất. Tuy nhiên, việc nắm rõ cách sử dụng thước thông thủy Lỗ Ban không hề thừa thãi, nhất là khi gia chủ có thể chủ động trong việc sửa chữa giường, tủ, bàn ghế nếu chẳng may bị hỏng.

Tìm hiểu về thước Lỗ Ban

Cấu tạo của thước Lỗ Ban:

Thước Lỗ Ban bao gồm 4 hàng thước được chia cẩn thận với các cung tương ứng.

    Hàng 1: Kích thước (tính theo cm)
    Hàng 2: Các cung tương ứng với số đo bên trên (được ghi bằng chữ)
    Hàng 3: Tương tự như hàng 2
    Hàng 4: Số đo theo thước riêng của người dân Trung Quốc

Chiều dài của thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban có 3 loại, tương ứng với các chiều dài khác nhau là 38,8cm (đo âm phần), 42,9cm (do Dương trạch) và 52,2cm (đo thông thủy) nhưng phổ biến nhất là hai loại đầu. Để lựa chọn được cung tốt, người ta xếp chồng hai cây thước Lỗ Ban nhỏ là 38.8cm và 42.9cm đến khi kích thước vào hai cung đỏ là tốt, ngược lại là cung đen – hàm nghĩa xấu.

Thước Lỗ Ban 52,2cm thường dùng để đo đạc kích thước thông thủy trong nhà như cửa chính, cửa sổ, ô thoáng vv… Ngoài ra, người ta cùng sử dụng loại thước này để đo đạc cho những kích thước lọt lòng của phòng ngủ.

Chiều cao thông thủy là gì?

Ngoài những yếu tố về giá tiền, vị trí địa lí, diện tích … thì chiều cao thông thủy căn hộ chung cư cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc sửa chữa, nâng cấp nhà ở sau này.

Như đã nói ở trên, chiều cao thông thủy chung cư được tính bằng kích thước mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực (là phần dầm nếu nhìn thấy, hoặc là trần nếu dầm bị khuất). Theo quy định của Thông tư số 10/2016 và nghị định số 100/2015 của Chính phủ về quản lí nhà ở xã hội, các căn hộ chung cư phải có diện tích tối thiểu là 25m2 và chiều cao trung bình đạt từ 3-3.6m (đối với trần bê tông). Ngoài ra, các con số về chiều cao thông thủy mà bạn cần nắm bắt trong căn hộ của mình là:

  • Khoảng cách ngắn nhất giữa hai toàn nhà là 25m
  • Sảnh diện tích tối thiểu 3m2
  • Phòng khách > 14m2
  • Góc học tập, làm việc và phòng ngủ đôi > 12m2
  • Phòng ngủ đơn (master) > 10m2
  • Phòng bếp ≥ 3m2, nếu bếp và phòng ăn kết hợp thì không nhỏ hơn 5m2
  • Logia không để hở chân và chiều cao > 1.2m

Các căn hộ chung cư phải có diện tích tối thiểu là 25m2 và chiều cao trung bình đạt từ 3-3.6m (đối với trần bê tông)

Kích thước thông thủy chuẩn của cửa

Kích thước cửa là một trong những yếu tố không chỉ quyết định đến kết cấu chung của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy, sức khỏe, tiền tài của gia chủ. Cửa nhà nên rộng bao nhiêu? Kích thước thông thủy cửa chính, cửa phụ như thế nào?

Dưới đây là bảng liệt kê toàn bộ kích thước thông thủy cửa dành cho từng hạng mục cửa mà bạn nên tham khảo trước khi đặt đóng cửa cho ngôi nhà của mình:

Kích thước thông thủy chuẩn của cửa

Diện tích thông thủy và tim tường khác nhau như thế nào?

  • Diện tích tim tường: diện tích sàn xây dựng căn hộ, là tổng hợp của tất cả phần diện tích tính từ tim tường, tường bao quanh, diện tích sàn có cột, các hộp kĩ thuật trong nhà
  • Diện tích thông thủy: Diện tích sử dụng căn hộ = {Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, ban công và logia”>logia + diện tích ở} – {Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kĩ thuật}

Đọc đến đây có lẽ nhiều người nhầm tưởng rằng đo theo kích thước thông thủy sẽ có lợi hơn cho người mua nhà, tuy nhiên xét từ khả năng thực thi quyền sở hữu thì đo theo tim tường là lựa chọn thông minh hơn. Bởi ngày nay, các thiết kế nội thất âm tường được sử dụng ngày càng nhiều, không chỉ giúp gia chủ tận dụng được tối đa diện tích tường mà còn tạo cảm giác cơi nới cho không gian ở.

Diện tích thông thủy và tim tường khác nhau như thế nào?

Diện tích thông thủy trong căn hộ chung cư

Vậy, nên tính diện tích chung cư theo tim tường hay thông thủy?

Đo diện tích chung cư theo tim tường hay thông thủy đều tồn tại ưu nhược điểm khác nhau. Đo theo tim tường thì diện tích có vẻ nhiều hơn nhưng giá cho từng mét vuông thì ít hơn. Và ngược lại, đo theo thông thủy, số lượng mét vuông ít hơn nhưng báo giá căn hộ lại cao hơn.

Nếu gia chủ mua căn hộ có diện tích tim tường lớn thì có thể tận dụng được nhiều diện tích hơn để thiết kế, trang trí nội thất nhưng sẽ phải chịu thêm một phần phí dịch vụ dựa trên tổng diện tích của căn. Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như ý tưởng thiết kế căn nhà mà gia chủ nên đưa ra quyết định chọn mua nhà có lợi cho mình nhất.

Đo diện tích thông thủy chung cư như thế nào?

Nên tập trung đo đạc các kích thước tổng thể, chiều rộng, dài của các phòng.

Thông thường, diện tích thông thủy và diện tích tim tường đã được chủ đầu tư đo đạc khá kĩ và ghi đầy đủ trong hợp đồng mua bán nhà. Tuy nhiên một số gia chủ kĩ tính vẫn muốn tiến hành đo đạc lại để chắc chắn.

Khi nhận bàn giao căn hộ và chủ động đo diện tích, khách hàng cần dựa vào biên bản bàn giao và hồ sơ kĩ thuật, bản vẽ mặt bằng căn hộ do chủ đầu tư cung cấp để đo cho chính xác nhất.

Nếu bạn không có thời gian kiểm tra hết các kích thước trong căn hộ, nên tập trung đo đạc các kích thước tổng thể, chiều rộng, dài của các phòng. Nếu khớp hoặc sai lệch ít thì có thể chấp nhận, nếu sai lệch nhiều nên kiểm tra kĩ lưỡng hơn xem có bị lệch quá % diện tích đã kí trong hợp đồng mua bán hay không.

Đo diện tích thông thủy chung cư như thế nào?

Chú ý kiểm tra chiều cao nhà trong quá trình đo diện tích để xem có đúng với thiết kế không. Với một số thao tác cơ bản này, bạn có thể giúp gia đình mình không bị mắc “hớ” trong quá trình mua bán và bàn giao chung cư.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<